Nếu Trung Quốc có sườn xám, Nhật Bản có Kimono là những cổ phục nổi tiếng thì Việt Nam có áo tứ thân. Trang phục của phụ nữ miền Bắc thời xưa đã là nguồn cảm hứng của bao thế hệ văn nghệ sĩ . Ngày nay chiếc áo này thường được sử dụng trong các dịp lễ hội, đặc biệt trong ngày hội Lim của quê hương quan họ Bắc Ninh. Để thêm yêu trang phục độc đáo này mời bạn đọc đến với nội dung bài viết sau đây.
Những thông tin thú vị xoay quanh chiếc áo tứ thân
Chắc chắn khi nhắc đến cỏ phục này của nước ta chắc chắn trong bạn đọc đang văng vẳng hai câu thơ “Nào đâu cái áo tứ thân? Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?”. Trong bài thơ Chân quê của Nguyễn Bính đã được phổ nhạc và trở thành ca khúc mà hầu như ai cũng có thể thuộc làu.
Trang phục này được lấy cảm Hứng từ áo dài Giao Lãnh cổ phục đặt nền móng cho tà áo dài Việt Nam hiện đại. Thiết kế áo này được hình thành từ thế kỷ XVII với công việc đồng áng bù đất vất vả nhưng chiếc áo đối khâm đã được cải tiến chia đôi phần tà trước để người sử dụng có thể buộc phần tà lại. Điều này giúp cho mọi hoạt động di chuyển, lao động được dễ dàng thụ tiện mà vẫn tôn lên vẻ đẹp của người con gái việt.
Cấu tạo của chiếc áo tứ thân
Cấu tạo của một chiếc áo vô cùng đơn giản không quá cầu kỳ nhưng vẫn thể hiện được hết vẻ đẹp cũng như nét nữ tính của người mặc. Chiều dài của áo sẽ được tính từ cổ xuống dưới đầu gối khoảng 20cm, được chia thành 2 vạt và 4 tà áo gồm 2 tà trước và 2 tà sau. Đặc biệt thiết kế này không sử dụng khuy như chiếc áo dài truyền thống do đó người mặc chỉ cần xỏ vào là xong.
Hai vạt trước được tách riêng theo chiều dài của chiều dài của áo và nối với vạt sau từ phần cổ đến eo. Hai vạt sau được ghép nói lại với nhau bằng đường chỉ khâu hay còn gọi là sống áo, sở dĩ phải can lại như vậy là do công nghệ dệt thời này còn hạn chế khổ vải sản xuất ra có chỉ có chiều dài 35- 40cm. Phần cổ áo không khít lại mà lại mà để hở hình chữ V tạo điểm nhấn.
Những trang phục đi kèm với chiếc áo này
Áo tứ thân với thiết kế 2 tà 4 vạt đã khéo léo tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ việt. Tuy nhiên để mang đến hiệu quả cao nhất thì chiếc áo này phải được kết hợp với các phụ kiện, trang phục sau đây.
Yếm đào
Một trong những món đồ không thể thiếu khi mang áo 2 tà 4 vạt đó chính là dải yếm đào. Tuỳ vào độ tuổi của người mặc mà màu sắc của phụ kiện này cũng có sự thay đổi nhất định như: các bà các mẹ đã có gia đình thì màu sắc thường đậm hơn, những cô gái trẻ thì màu sắc có vẻ tươi tắn hơn toát lên sự trẻ trung.
Thắt lưng xanh đi kèm với áo tứ thân
Ngoài cái dải yếm đào thường xuất hiện trong thơ văn khi nhắc đến áo tứ thân thì thắt lưng cũng là một trong những phụ kiện không thể thiếu. Bạn có thể chọn nhiều màu thắt lưng khác nhau như: vàng, đỏ, xanh,.. nhưng màu sắc thường được anh em lựa chọn đó chính là màu xanh.
Những chiếc thắt lưng tuy nhỏ bé nhưng lại mang đến những giá trí vô cùng to lớn giúp cho bộ trang phục nổi bật. Đầu tiên là nó mang đến những hiệu ứng màu sắc giúp cho chiếc áo không bị đơn điệu nhàm chán. Bên cạnh đó chiếc thắt lưng này còn giúp dó định phần áo yếm và tôn lên vẻ đẹp của vòng eo thắt đáy lưng ông của người phụ nữ Việt.
Váy
Một trong những trang phục đi kèm không thể thiếu của áo tứ thân đó chính là chiếc váy đụp với màu đen truyền thống Những chiếc váy được may theo dáng đứng có chiều dài quá đầu gối khoảng 20- 30cm. Với tông màu đen và chiều dài hợp lý chiếc váy này đã giúp che đi những khuyết điểm cũng như tôn lên vẻ đẹp thuỳ mị kín đáo của người con gái Việt đặc biệt trong thời kỳ phong kiến trọng nam khinh nữ.
Ý nghĩa trong thiết kế của chiếc áo bốn thân
Không chỉ là bộ trang phục đời thường mà chiếc áo tứ thân còn ẩn chứa trong đó là những giá trị tinh thần. Đồng thời thể hiện thân phận của người phụ nữ trong thời kỳ phong kiến với gánh nặng công dung ngôn hạnh, tam tòng tứ đức.
Thiết kế của chiếc áo có 2 tà và 4 vạt tượng trưng cho 2 bên gái đình nội ngoại, bốn vạt mang ý nghĩa biểu trưng cho bốn đấng sinh thành mà người phụ nữ phải phụng dưỡng là cha mẹ đẻ và cha mẹ chồng. Thiết kế hai vạt trước che phần yếm đào biểu trưng cho nghĩa vụ của người phụ nữ là thiên chức làm mẹ che chở bảo vệ những đứa con của mình, vạt áo được buộc lại với thể hiện tình cảm vợ chồng sắt son.
Ngoài chiếc áo này còn có 5 hạt nút mang chức năng là giúp cố định các vạt áo giữ cho chúng luo được phẳng phiu. Đồng chúng còn mang ý nghĩa nhắc nhở người phụ nữ ngoài việc chăm sóc gia đình còn còn phải trọn vẹn 5 đức cần có của con người là: Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín.
Chỉ với một chiếc áo tưởng chừng như rất đơn giản nhưng lại ẩn chứa trong đó cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội xưa. Không chỉ là bộ trang phục đời thường tà áo này đã trở thành một hệ tư tưởng luôn nhắc nhở chủ nhân của chúng về những lễ nghi giao tiếp đời thường. Thật là cảm phục cha ông đã có thể khái quát cả một xã hội thông qua thiết kế của một trang phục bình dị.
Áo tứ thân miền bắc
Nếu áo bà ba là đặc sản của đất trời phương Nam thì thiết kế áo 2 tà 4 vạt là đặc sản của miền bắc. Có thể nói trang phục này toả sáng nhất ở đấy đất kinh kỳ nếu có dịp đến với mảnh đất này anh em sẽ bắt gặp hình ảnh người phụ nữ việt mang tà áo vô cùng duyên dáng và xinh đẹp.
Đi kèm với chiếc áo miền bắc không thể thiếu được chiếc nón quai thao với vành nón siêu rộng che được hết phần vai của người đội. Hình ảnh nón quai thao và áo tứ thân đã ăn sâu trong lòng người dân Việt và trở thành hình ảnh đẹp với bạn bè quốc tế có dịp đến với đất nước hình chữ S giàu tình cảm và hiếu khách này.
Không chỉ có nón quai thao mà khăm mỏ quạ cũng là một trong những phụ kiện không thể thiếu khi phối cùng chiếc áo này. Chiếc khăn này có hình vuông với màu đen đặc trưng bạn sẽ gấp chiết khăn là đôi làm sáo tạo thành hình tam giác. Sau đó thực hiện chít lên đầu thao tác tưởng chừng như rất đơn giản này nhưng lại yêu cầu kỹ thuật khá cao làm sao để cho tỉ lệ khuôn mặt người phụ nữ cân đối nhất.
Có thể bạn quan tâm:
- Áo bà ba trang phục mang trong mình hơi thở đất phương Nam
- Áo Nhật Bình thường phục của phi tần dưới thời nhà Nguyễn
Áo bốn thân được sử dụng khi nào?
Trong xã hội phong kiến xưa người phụ nữ thường không có lựa chọn nào khác ngoài trang phục này. Trong xã hội hiện đại ngày nay với sự giao lưu văn hóa và đa dạng trang phục người phụ nữ có nhiều lựa chọn hơn. Vì vậy những chiếc áo này cũng không còn được sử dụng phổ biến nữa mà chỉ được sử dụng trong các dịp lễ hội hoặc ngày xuân gợi cho chúng ta nhớ về những vàng son của lịch sử.
Kết luận
Trên đây chúng tôi đã gửi đến bạn đọc những thông tin thú vị xoay quanh trang phục truyền thống của dân tộc ta – áo tứ thân. Qua những luận giải về chiếc áo mà đặc biệt là thiết kế càng cho ta thêm tự hào về sự sáng tạo của ông cha khi có thể khái quát cả cuộc đời người phụ nữ đương thời trong những tà áo rất đỗi bình dị.