Trải qua hơn 4000 nghìn năm lịch sử, sự độc đáo trong nền văn hóa Việt Nam được thể hiện đặc biệt qua từng thời kỳ của lịch sử. Áo Tấc có nguồn gốc từ triều đại nhà Nguyễn với những đặc điểm riêng, khác biệt so với những trang phục thời kỳ, triều đại khác. Vậy loại áo này có nguồn gốc như thế nào, lịch sử hình thành ra sáo hãy cùng theo dõi bài viết để hiểu rõ hơn nhé.
Áo Tấc là gì?
Áo Tấc còn được biết đến với tên gọi như là áo thụng (hoặc áo rộng theo tên gọi của người miền Nam), áo lễ hoặc áo ngũ thân. Đây được xem là một trong những bộ phục trang truyền thống của nước ta thời kỳ phong kiến. Mẫu áo này tương tự như kiểu áo vest thời nay, được coi là loại trang phục trịnh trọng, quý phái vào thời nhà Nguyễn.
Cái tên trang phục thời Nguyễn được đặt là áo Tấc vì chiều dài của áo từ phần viền dài đúng 10cm, bằng 1 tấc ngày xưa. Trang phục này cũng có kiểu áo như áo ngũ thân tay chẽn với phần tà áo được may từ 5 mảnh vải, phần ống tay thụng, dài.
Áo được thiết kế với cổ đứng, mặc che thân đến quá đầu gối, có cài cúc, và thường được mặc với quần dài. Trang phục này dành cho cả nữ và nam, có thể kết hợp với khăn đóng, mũ tú tài.
Lịch sử ra đời áo Tấc
Trước khi có áo Tấc, người Việt xưa thường khoác lên mình trang phục áo viên lĩnh, áo giáo lĩnh. Áo viên lĩnh được thiết kế với hai cổ áo giáo nhau, áo được mặc với yếm lót bên trong và chân váy có thêm thắt lưng được thả buông.
Gần giống kiểu áo viên lĩnh, áo giáo lĩnh lại có cổ tròn và được đi chân đất, dép, gỗ guốc hoặc giày. Ngoài ra, thời này còn có áo tứ thân, nghĩa là áo được may bởi 4 phần vạt kết hợp với nhau, gồm phần 2 phần vạt trước và 2 phần vạt sau.
Sau này, Nguyễn Phúc Khoát – chúa triều Nguyễn đã đặt tên cho một loại áo là áo ngũ thân cài khuy cổ đứng. áo ngũ thân che kín thân người mặc, không để lộ phần áo lót bên trong, mỗi vạt áo gồm 2 thân nối sông và biểu tượng cho những cái riêng. Các vạt áo Tấc lần lượt tượng trưng cho cha mẫu, tứ phụ, vạt con là vạt thân thứ 5 nằm ở dưới vạt chính trước.
Vạt con được kết nối với hai vạt chính bằng bâu đệm phần cổ áo và khép kín với năm chiếc khuy mang y nghĩa về quan điểm ngũ thường theo ngũ hành trong quan điểm triết học Đông phương và mang ý nghĩa ngũ thường theo Nho giáo.
Vì để thuận tiện cho cuộc sống thường ngày, người xưa thường chọn loại áo tay chẽn, những trong các cuộc đại lễ trịnh trọng, người xưa lại chọn loại áo tay thụng, và sau này gọi là áo Tấc.
Chất liệu dùng trong áo Tấc và những dịp mặc áo
Chất liệu dùng để may áo Tấc phụ thuộc vào thời mùa. Nếu vào những ngày mùa hè, trời nắng nóng, người ta sẽ dùng loại vải sa, the để may, vì những loại vải này dễ thấm hút mồ hôi, khi mặc mang lại cảm giác dễ chịu, mát mẻ, nhẹ nhàng hơn. Còn nếu vào những ngày mùa đông lạnh giá, người ta thường dùng chất liệu đoạn, gấm, vì chúng mặc ấm áp hơn. Ngoài ra, người ta còn sử dụng nhiều chất liệu từ tơ tằm khác.
Áo Tấc không chỉ được mặc thường ngày với áo tay chẽn mà áo còn được xem là trang phục trang trọng và thường được sử dụng trong những dịp trang trọng như lễ tết, kết hôn. Ngoài ra, người thời Nguyễn còn mặc trong dịp tang lễ.
Có thể nói áo được mặc từ cuộc sống hằng ngày đến những dịp quan trọng và có chút ít sự biến tấu cho phù hợp với hoàn cảnh. Đây cũng là trang phục của cả dân thường và vua chúa, quan lại.
Ngày nay, mặc dù có rất nhiều kiểu trang phục được ra đời, những người ta cũng vẫn chọn áo Tấc trong những dịp quan trọng và ngoài ra, người ta còn thuê loại trang phục này để phục vụ biểu diễn hoặc thuê để chụp ảnh kỷ yếu, quay phim,…
Áo Tấc – thể hiện giá trị lịch sử của ông cha ta
Áo Tấc được xem là lễ phục phổ biến dưới thời Nguyễn của mọi tầng lớp trong xã hội từ dân thường đến quan lại, vua chúa và được sử dụng trong những dịp trọng đại. áo thể hiện sự độc đáo, đặc biệt cũng như sự tinh tế của ông cha ta khi thể hiện các quan điểm ngũ thường và ngũ hành thông qua 5 chiếc khuy đính trên áo.
5 chiếc khuy được đính ở áo Tấc đại diện cho quan điểm ngũ thường gồm Tín, Trí, Nghĩa, Lễ và Nhân, cũng thể hiện đức tính của một đấng nam nhi đại trượng phu. Và theo quan điểm ngũ hành thể hiện sự giáo thoa cũng như sự tuần hoàn cân bằng của ngũ hành gồm Thổ, Hỏa, Thủy, Mộc và Kim.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cũng cho rằng 5 chiếc khuy là sự biểu thị cho các mối quan hệ xã hội là chồng vợ, bạn bè, anh em, cha con và cáo nhất là vua tôi. Quả là ý nghĩa sâu xa và độc đáo mà hiếm bộ trang phục nào như áo Tấc có được.
Sống lại nét đẹp văn hóa trong trang phục áo Tấc
Trong một khoảng thời gian dài, nhiều loại cổ phục dân tộc bị lãng quên, trong đó có trang phục áo Tấc. Đặc biệt, kể từ thời điểm chế độ quân chủ bị đổ sụp, tà áo này cũng dần không thấy xuất hiện trong cuộc sống hằng ngày mà chỉ dùng cho nghi lễ tế tự ở một số vùng, địa phương tại Huế.
Để làm sống lại nét đẹp trong văn hóa trang phục dân tộc, nhiều bạn trẻ không ngần ngại thay đổi, lựa chọn trang phục kiểu này thay vì trang phục hiện đại để chụp ảnh lưu niệm kỷ niệm. Điều này vừa cho thấy tính sáng tạo, mới lạ, độc đáo nhưng cũng góp phần giúp nhiều bạn trẻ biết đến nhiều hơn loại trang phục áo Tấc độc đáo này.
Trên các trang mạng xã hội, đặc biệt trên facebook có một thời kỳ sốt rần rần bởi hình ảnh chàng trai trẻ mặc cổ phục dân tộc là áo Tấc. Lấy bối cảnh kinh thành Huế đậm đà bản sắc Việt, người mẫu Đỗ Nguyễn Ngọc Anh và chàng trai Trương Ngọc Hải – một sinh viên y khoa tại một trường đại học đã cùng thực hiện bộ ảnh đáng nhớ.
Đây không chỉ là cách thể hiện sự trân trọng, tự hào về giá trị văn hóa dân tộc mà họ đang góp phần không nhỏ vào việc lưu truyền và quảng bá những giá trị truyền thống cáo quý cho ngàn đời sau. Và cũng nhờ điều đó mà nhiều cộng đồng, diễn đàn được lập ra để giao lưu và trao đổi kiến thức về cổ phục Việt, trong đó có áo Tấc.
Trào lưu cổ phục hay tìm về cội nguồn dân tộc?
Dù ít xuất hiện trong đời sống hằng ngày, nhưng áo Tấc chưa bao giờ biến mất hoàn toàn mà vẫn luôn có mặt trong một số lễ nghi. Những năm trở lại đây, xu hướng chấn hưng quốc phục phát triển nhanh rộng và mạnh mẽ ở các vùng miền. Tà áo này không còn xuất hiện ở mỗi lễ nghi của làng xã, họ tộc hay ở các gia đình mà còn ở nhiều diễn đàn lớn nhỏ.
Hưởng ứng lời đề nghị của Chính phủ về việc mặc trang phục truyền thống thay comple, nhiều MV ca nhạc, các clip mẫu ảnh hay thậm chí cả những bộ phim dành riêng cho áo Tấc,… đã được thực hiện. Ngoài ra, có rất nhiều cơ sở chuyên cho thuê hoặc may quốc phục cũng được ra đời, phục vụ nhu cầu người dân.
Hiện tại, cũng có rất nhiều bạn trẻ đam mê với cổ phục dân tộc. Việc khoác lên mình tà áo Tấc xinh đẹp không chỉ giúp người trẻ thay đổi phong cách thường ngày, khiến họ cảm thấy thoải mái, thuận tiện mà còn giúp họ thêm hãnh diện và như được một lần trở về với thời xưa cũ cũng như hiểu được sự tinh tế qua từng đường kim, qua từng hình ảnh, biểu tượng thêu trên áo.
Có thể bạn quan tâm:
- Áo ngũ thân – Trang phục truyền thống của dân tộc Việt Nam
- Quần baggy và tất tần tật về cách phối đồ chuẩn đẹp nhất
Bài viết trên đã đem đến thông tin về áo Tấc – một cổ phục thuần Việt của dân tộc. Không thể phủ nhận sự độc đáo, đặc sắc của bộ cổ phục này và mang ý nghĩa sâu xa của lịch sử dân tộc. Hi vọng bạn hiểu hơn về loại trang phục này và có dịp hãy một lần thử trang phục này nhé.