Triều đại nhà Nguyễn (1802-1945) đã đặt dấu chấm hết cho thời kỳ phong kiến tồn tại hàng ngàn năm ở nước ta. Tuy là sự kết thúc nhưng 13 đời vua Nguyễn đã để lại những nét văn hóa đặc sắc cho thế hệ con cháu. Đáng chú ý nhất phải kể đến thiết kế áo Nhật Bình dành cho các phi tần xưa. Để biết thêm về cổ phục này mời bạn đọc theo chân chúng tôi ngược dòng lịch sử để khám phá những điều bí ẩn.
Những thông tin thú vị về áo dài Nhật Bình
Hiện nay trào lưu cổ phục đang hot rần rần trên mạng xã hội một trong những cái tên được giới trẻ quan tâm nhất đó chính là áo Nhật Bình. Sản phẩm này luôn nằm trong top thiết kế truyền thống được yêu thích nhất không chỉ bởi màu sắc bắt mắt mà còn ẩn chứa những giá trị văn hóa lịch sử lớn lao. Vậy trang phục Nhật Bình được hình thành như thế nào?
Năm 1802 Gia Long lên ngôi hoàng đế mở ra thời kỳ trung hưng cho lịch sử dân tộc sau nhiều năm chiến tranh loạn lạc. Ông đã có nhiều chính sách cải tổ cũng như thay đổi về mọi mặt. Đặc biệt năm 1807 Thế tổ cao hoàng đế cho đặt áo Nhật Bình trở thành thường phục của hoàng hậu và các phi tần mỹ nữ. quy định này đã được duy trì cho đến cuối đời nhà Nguyễn vào năm 1945.
Theo nhiều tài liệu ghi chép lại rằng Nhật Bình được bắt nguồn từ thiết kế áo Phi Long dưới triều nhà Minh trong lịch sử Trung Quốc. Tuy nhiên cha ông ta đã rát khéo léo thổi hồn vào thiết kế Phi Long những nét văn hóa Việt. Từ đó tạo nên một sản phẩm mang đậm tinh hoá văn hoá và cái hồn dân tộc để chúng có thể trường tồn đến ngày nay bất chấp bụi thời gian và những biến thiên của lịch sử.
Những điểm đặc biệt của áo Nhật Bình
Được truyền cảm hứng từ thiết kế cổ phục Phi Long của Trung Hoa ông cha ta đã tạo nên một Nhật Bình vô cùng xuất sắc và hoàn hảo về mọi mặt. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu những điểm đặc biệt của chiếc áo dài ày có gì đặc biệt so với thiết kế của nhà Minh nhé.
Về hoa văn trang trí trên áo dài Nhật Bình
Trên các bức hoạ cũng như di chỉ cổ cho thấy những họa tiết hoa văn được dùng để in trên áo Nhật Bình thường được bố trí đối xứng nhau có dạng hình tròn khép kín. Điều này tượng trưng cho mong muốn về sự trọn vẹn hoàn hảo của hoàng hậu và các phi tần bên cạnh vua.
Một điểm đặc biệt làm nên điểm nhấn cho áo dài Nhật Bình so với phi long dó chính là thiết kế con chim phục trên áo. Điều này được bắt nguồn từ việc Nhà Nguyễn tôn sùng chim phượng hoàng là loài chim thiêng mang ý nghĩa cát tường. Chính vì thế không phải mỗi trang phục mà thiết kế các cung điện của hoàng hậu và các phi tần đều được trang trí hình con chim phụng.
Cách sắp xếp hoa văn trên cổ phục Nhật Bình
Hệ thống các họa tiết hoa văn in trên áo dài Nhật Bình không chỉ để trang trí mà còn là cơ sở để phân biệt vai vế cũng như thứ bậc cao thấp một việc rất quan trọng thời xưa. Để khi nhìn vào các hoa văn họa tiết in trên trang phục chúng ta có thể phân biệt được thứ bậc cúng như vai về của người đó.
Tuy nhiên có một lứ ý khi nhìn vào họa tiết in trên áo Nhật Bình đó chính là quy định này không áp dụng cho hoàng hậu. Do đó chỉ được áp dụng các phân biệt thứ bậc qua hoạ tiết đối với các phi tần, mỹ nhân, tài nhân…
Nhiều người sẽ có thắc mắc rằng nếu hoàng hậu không thể phân biết qua họ tiết in trên áo thì sẽ dựa vào yếu tố nào? Câu trả lời ở đây là chúng ta nhìn vào màu sắc trang phục. Hoàng hậu sẽ mang áo màu vàng hoặc màu cam, màu sắc của các công chua sẽ là màu đỏ…
Những phụ kiện đi kèm khi mang áo dài Nhật Bình
Để tôn hết vẻ đẹp của người phụ nữ việt khi mang cổ phục các phi tần thời xưa thường mang cùng với các loại phụ kiện để tôn lên vẻ sang trọng quý phái. Phụ kiện thường gặp nhất khi mang áo dài Nhật Bình đó chính là những chiếc cúc áo được làm từ vàng hoặc quý tùy theo cấp bậc chủ nhân của chúng. Bên cạnh đó còn có dải thuỳ lưu ở phần cổ tay áo nhằm tăng vẻ nữ tính mềm mại.
Dưới triều vua đầu tiên Gia Long phụ kiện đi kem khi mang áo Nhật Bình đó chính là kim ước đối với hậu phi tức là chỉ áp dụng cho các quý phi. Đến đời vua thứ ba là Thiệu Trị có chú thay đổi từ kim ức đã được chuyển thành kim phượng và cũng bị thay đổi nhiều lần ở các đời vua kế nghiệp. Sau này khăn vành đã trở thành phụ kiện đi kèm duy nhất khi mang áo dài Nhật Bình.
Áo Nhật Bình – Công cụ phân thứ bậc
Những cổ phục không chỉ thể hiện nét đẹp truyền thống, sự sáng tạo không giới hạn của cha ông ta mà nó còn ẩn chứa những quy tắc, quy định buộc người mang nó phải tuân theo. Áo dài Nhật Bình cũng không phải là ngoại lệ khi không chỉ để tôn lên vẻ đẹp của các mỹ nhân mà thiết kế này còn thể hiện thứ bậc, vai về như sau.
Cổ phục Nhật Bình của Hoàng Hậu
Chất liệu để tạo nên cổ phục Nhật Bình của hoàng hậu và hoàng thái hậu sa sợi vàng vô cùng quý giá. Trên phần áo này sẽ được những người thợ lão luyện thêu lên 20 hoa văn hình con chim phượng hoàng biểu tượng của may mắn và thái bình. Những bộ trang phục thường ngày của cấp hậu sẽ được tạo nên từ tơ bát ti trắng và vẫn thêu hoa văn hình con chim phụng.
Ngoài ra các vương hậu còn được cấp thêm các phụ kiện đi kèm như: Cửu long kim ước (2 chiếc), Trâm phượng làm bằng vàng (8 chiếc )… Những phụ kiện này sẽ góp phần tô điểm thêm cho vẻ đẹp của cổ phục cũng như uy quyền của bậc mẫu nghi thiên hạ.
Áo dài Nhật Bình của các cung tần triều Nguyễn
Các cung tần dưới thời nhà Nguyên cấp bậc khác nhau cung sẽ có thiết kế áo dài Nhật Bình khác nhau chẳng hạn như:
- Cung tần nhị giai chất liệu của chiếc áo Áo làm bằng vải sa, màu xích đào với hoa văn in hình loan. Thường phục của cấp bậc này sẽ làm bằng vải tơ Bát ti và vẫn thêu hoa văn loan.
- Đối với cung tần tam giai chất liệu và hóa văn không khác biệt nhiều so với cung tần nhị giai. Tuy nhiên tahu vài mà xích đào thì ở đây sẽ là màu tím.
- Thiết kế áo Nhật Bình của cung tần tứ giai: Áo được làm bằng sợi sa, thường phục dùng hàng ngày sẽ làm bằng chất liệu tơ Bát ti trắng. Khác với hai cấp cung tần khác thì tứ giai màu sắc sẽ chuyển sang màu tím nhạt vẫn là hoa văn hình loan.
Thiết kế Áo dài Nhật Bình của các Công Chúa
Không chỉ dành cho các phi tần mỹ nữ mà các công chúa dưới vương triều Nguyễn cũng mang cổ phục là áo Nhật Bình. Chất liệu được sử dụng cho cấp này đó chính là sợi sa vô cùng mềm mại, màu sắc dành cho các công chúa sẽ là màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn. Hoạ tiết được thêu trên những chiếc áo này vẫn là hình con chim phụng và các phụ kiện đi kèm như: Thất Phượng Kim ước, Trâm hoa.
Có thể bạn quan tâm:
- Bảng phối màu quần áo – Kim chỉ nam tạo nên bộ cánh xinh đẹp
- Giày thể thao nữ – Phụ kiện thời trang trẻ trung năng động
Kết luận
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến bạn đọc những thông tin thú vị về áo Nhật Bình thường phục của các cung tần mỹ nữ thời nhà Nguyễn. Đây là một trong những cổ phục được các nhà nghiên cứu đánh giá rất cao về thiết kế, hoạ tiết và đặc biệt là những giá trị văn hóa lịch sử ẩn chứa bên trong.