Nếu miền bắc nổi tiếng với áo tứ thân ra đời rất sớm từ thế kỉ XVII thì phương Nam cũng có cho mình chiếc áo bà ba ra đời ra đời muộn màng hơn một chút. Thế kỷ XIX các vua chúa nhà Nguyễn mở rộng lãnh thổ về phía Nam cũng từ đó hình thành nên những nét văn hoá độc đáo về trang phục ở đây. Để có thêm thông tin về chiếc áo mang hơi thở phương Nam này mới bạn tham khảo nội dung sau.
Đôi dòng tâm sự về chiếc áo bà ba
Đất nước ta được chia thành 3 miền với những nét văn hóa khác nhau tạo nên sự đa dạng và phong phú đặc biệt là trong trang phục. Phụ nữ miền bắc thường gắn với những chiếc áo tứ thân mang đậm đám chất công dung ngôn hạnh trong thiết kế. Còn ở khu vực phía nam lại nổi lên với chiếc áo và khăn rằn thiết kế dành cho cả nam và nữ.
Đến nay vẫn chưa có bất kỳ tài liệu hay chứng cứ các đáng nào về nguồn gốc cũng như thời gian hình thành chiếc áo này. Chỉ biết rằng chúng được sử dụng phổ biến vào khoảng những năm 1850 trở về sau. Đặc biệt là trong hai cuộc khách chiến vệ quốc vĩ đại của dân tộc hình ảnh người dân miền nam mặc áo bà ba hiên ngang chống quân thù đã trở thành tượng đài bất tử cho ý chí kiên cường.
Thiết kế áo này thường được sử dụng cho cả nam và nữ chỉ khác nhau đôi chút về tà áo. Đối với nam phần tà áo được may thẳng, dáng suông tạo cảm giác thoải mái. Thiết kế áo của phụ nữ được cách điệu phần tà thao dáng lượn tạo nên sự nữ tính dịu dàng. Đồng thời có chiết eo tạo nên điểm nhấn là vòng eo nhỏ và giúp phô trọn đường cong cơ thể của người phụ nữ.
Những bộ phận cấu thành nên chiếc áo
Có lẽ ai trong chúng ta cũng đã từng được nghe câu hát rất nổi tiếng “chiếc áo bà ba trên dòng sông thăm thẳm” trong bài hát cùng tên của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh. Đã thành công mang hình ảnh của chiếc áo đến gần hơn với mọi người. Tuy bình dị là như vậy nhưng cấu tạo của sản phẩm này gồm những bộ phận nào, thì không phải bạn đọc nào cũng tỏ tường.
Quần đi kèm cùng với áo bà ba
Khi chưng diện thiết kế áo này không thể thiếu chiếc quần lụa tạo thành một combo hoàn hảo. Chất liệu làm nên chiếc áo là từ lụa do đó việc phối với một chiếc quần lụa tạo nên đô duyên dáng mềm mại và uyển chuyển cho người phụ nữ việt.
Thiết kế quần được may khá rộng rãi tạo nên sự thoải mái cho hoạt động di chuyển cũng như làm việc của chủ sử dụng. Tông màu chủ đạo của quần là màu đen giúp và thiết kế ống đứng giúp che mọi khuyết điểm ở phần chân cho người phụ nữ đồng thời tạo nên dôj quý phái và đầy bí ẩn. Ngày nay với sự đang dạng của các sản phẩm những thiết kế này cúng đước đa dạng hoá hơn về màu sắc cũng như chất liệu.
Cổ áo được thiết kế vô cùng đơn giản
Chưa có một trang phục truyền thống nào mà lại sở hữu phần thiết kế cỏ đơn giản như áo bà ba. Nếu cổ của tà áo dài truyền thống được may theo hình trụ bo sát phần cổ tạo thành chữ V phía trước. Áo tứ thân là 2 vạt xếp chồng lên nhau tạo thành một hình chữ V phía trước ngực khoe trọng dải yếm đào phá bên trong.
Thì thiết kế cổ áo này lại mang dáng dấp của nửa hình cầu 360 độ ôm trọn cổ người mặc tạo nên nét giản đơn thanh nhã. Đây cũng chính là đặc trưng của mảnh đất và con người phương nam không cầu kỳ, hình thức mà chú trọng vào nét giản đơn thoải mái.
Phần cúc áo
Áo dài truyền thống thường có xu hướng giấu đi những chiếc khuy áo bằng cách sử dụng các loại khuy bấm nhỏ và thường được đặt vào mặt bên trong của tà áo. Thì chiếc áo bà ba lại có xu hướng ngược lại và thậm chí là hành khuy còn được xem là điểm nhấn của thiết kế này. Với việc đặt hệ thống khuy ở giữa 2 tà cáo giúp cho sản phẩm có hồn hơn rất nhiều đồng thời khiến cho việc mặc sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Tà áo
Nếu áo tứ thân được thiết kế theo phong cách 2 vạt 4 tà thì chiếc áo này số lượng tà đã giảm xuống còn 3. Bao gồm 1 tà sau và 2 tà trước được thiết kế cách điệu tạo điểm nhấn cho trang phục. Đặc biệt hai tà trước của sản phẩm này được thiết kế thêm hai chiếc túi nhỏ vô cùng xinh xắn để người sử dụng có thể bỏ các vật nhỏ gaon hay tiền vô cùng tiện lợi phải không nào.
Áo bà ba xưa và nay
Cùng với sự chảy trôi của thời gian cũng như những thăm trầm trong lịch sử dân tộc những chiếc áo này cũng có những thay đổi để phù hợp với bối cảnh chung đó. Dưới đây sẽ là một vài điểm đặc biệt trong thiết kế của chiếc áo này trong quá khứ và ở hiện tại để đọc giả có cái nhìn sâu sắc hơn về trang phục truyền thống mang đậm hơi thở của đất trời phương Nam.
Chiều dài của chiếc áo
Một trong những điểm khác biệt đầu tiên của thiết kế áo bà ba truyền thống và hiện đại đó chính là chiều dài của áo. Theo bản nguyên thuỷ thì sản ẩm này có chiều dài trùm qua mông và bó sát. Tuy nhiên với phiên bản hiện đại chiều dài của chiếc áo cũng đã được điều chỉnh ngắn đi khá nhiều so với đời đầu.
Với việc giảm bớt chiều dài của áo sẽ giúp khoe trọn đường cong của người phụ nữ, tiết kiệm vải. Quan trọng nhất là giúp cho người mặc cảm thấy thoải mái cũng như thuận tiện hơn cho công việc và di chuyển.
Màu sắc
Trước đây do bối cảnh của chiến tranh cũng như sự lạc hậu trong ngành công nghiệp dệt may và công việc của người dân chủ yếu là đồng áng. Vì vậy những chiếc áo bà ba cũng không có nhiều lựa chọn về màu sắc, nhưng tông màu chủ đạo thường là đen và nâu sòng hoặc màu tím và trăng cho các cô gái.
Ngày nay với sự phát triển của khoa học công nghệ những chiếc áo đa dạng màu sắc đã ra đời giúp cho bạn có thêm nhiều lựa chọn hơn cung như dễ dàng phối đồ. Đặc biệt không chỉ đa dạng về màu sắc mà còn là sự cải biên về chất liệu sản phẩm để người dung co thê tùy chọn loại vải theo sở thích cũng như ví tiền của mình.
Phần tay áo
Nếu phiên bản áo truyền thống thường là thiết kế tay lửng đẻ phù hợp với công việc đồng áng tay chân không bị vướng víu thì phiên bản hiện đại phần tay đước thiết kế dài hơn. Điều này giúp cho cô gái trở nên thanh thoát và nhẹ nhàng hơn nhiều.
Túi áo
Phiên bản đầu tiên của áo bà ba được thiết kế phần túi để người dung có thể bỏ những đồ vật nhỏ gọn và tiền. Nhưng hiện nay với sự phát triển của khoa học công nghệ những vật bất ly thân của chúng ta cúng ngày một nhiều hơn như điện thoại, giấy tờ tùy thân…
Những chiếc túi trên phần vạt áo không đủ sức chứa vì vậy chúng đã bị loại khỏi thiết kế áo hiện đại. Với việc bỏ đi phần túi đã giúp cho những chiếc áo trở nên thanh thoát và mềm mại hơn rất nhiều.
Có thể bạn quan tâm:
- Áo Nhật Bình thường phục của phi tần dưới thời nhà Nguyễn
- Bảng phối màu quần áo – Kim chỉ nam tạo nên bộ cánh xinh đẹp
Kết luận
Hy vọng những thông tin về áo bà ba mà chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ phần nào giúp bạn có cái nhìn bao quát nhất về trang phục truyền thống Nam Bộ. Cũng như thông qua các thiết kế này hiểu được phần nào tính cách và lối sống của bà con ở khu vực phía nam xa xôi.