Một trong những loại trang phục nổi tiếng trên thế giới không thể không kể đến Kimono – quốc phục của người Nhật. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ được cấu tạo, chất liệu và ý nghĩa của loại trang phục này. Bài viết sẽ bật mí cho bạn những thông tin chi tiết về loại trang phục của đất nước mặt trời mọc nhé.
Thông tin chung về trang phục Kimono
Kimono là một loại trang phục truyền thống của đất nước Nhật Bản. Trong tiếng Nhật Ki có nghĩa là “mặc” và mono được hiểu là “vật”. Theo đó, tiếng Việt được hiểu và vật để mặc, loại trang phục này cũng được gọi là là một loại trang phục truyền thống và cũng được xem là hòa phục.
Trong lịch sử, những bộ kimono được mặc cho cả nam và nữ trong mọi thời điểm và mọi hoàn cảnh. Tuy nhiên, bởi sự ảnh hưởng và du nhập của văn hoá Phương Tây cùng với sự khó khăn và phức tạp khi diện trang phục này mà sau đó kimono chỉ được sử dụng trong các dịp lễ tết và chỉ những người trung niên hay các vật sumo mới bắt buộc phải mặc loại trang phục này.
Chất liệu và cấu tạo của trang phục Kimono
Không ít người luôn tò mò về loại trang phục này khi nhìn thấy trên những bộ phim ảnh hoặc có thể tận mắt thấy người dân Nhật Bản mặc kimono. Vậy cụ thể loại trang phục này được làm từ chất liệu gì và có cấu tạo ra sao?
Chất liệu kimono
Theo truyền thống, kimono là một loại trang phục được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như vải gấm lụa, vải lanh, vải lụa crepe hay vải satanh. Trong khi đó, ở thời đại ngày nay, loại trang phục này được làm từ những loại vải dễ dàng giặt sạch và không tốn nhiều kinh phí như vải tơ nhân tạo, vải cotton, sợi polyester và một số loại chất liệu khác.
Tuy nhiên, sự lựa chọn hoàn hảo để tạo nên trang phụ kimono vẫn ưu tiên chọn vải lụa. Một đặc trưng cơ bản của dòng trang phục này đó là sử dụng một loại vải duy nhất không có sự chắp vá hay kết nối nhiều vải với nhau.
Đồng thời, để có thể thiết kế thành trang phục hoàn chỉnh sẽ phải có tiêu chuẩn kích thước là chiều rộng 36cm và chiều dài là 11,5 mét hay còn gọi là Tan. Toàn bộ vải của Tan sẽ được tận dụng tối đa, sử dụng hết để thiết kế và không có mảnh nào bị bỏ đi.
Cấu tạo Kimono
Thông thường, sẽ có nhiều bộ phận để tạo nên một bộ kimono gồm có Eri là cổ áo, Fuki là gấu áo, Sode là tay áo, Doura là lớp lót trên, Susomawashi sẽ là lớp lót dưới hay Uraeri là cổ áo trong… Ngoài ra, loại trang phục này còn được mặc kèm với nhiều loại phụ kiện cơ bản như:
- Nagajuban: Đây là loại áo được mặc ở bên trong lớp áo chính thường được thiết kế bằng lớp vải lụa mỏng, lớp áo lót này sẽ giúp cho áo tránh tiếp xúc với da và tạo nên sự thoải mái dễ chịu nhất có thể.
- Haori: Loại áo khoác này sẽ có chiều dài ngang hông hoặc ngang với đùi.
- Kanzashi: Một số vật dùng để trang trí tóc cho chị em, tóc của chị em được trang trí phồng lên cao, gọn gàng có cài trâm và các chi tiết khác.
- Obi: Đây là dây thắt lưng đeo dành cho trang phục.
- Tabi: Chỉ đôi vớ cao, đặc điểm khi mặc trang phục này đó chính là phải diện với những đôi tất cao cổ.
- Zori: Đây là bộ dép truyền thống mà cả nam và nữ đều có thể sử dụng.
- Ngoài ra, để diện bộ trang phục này hoàn hảo, cần nhiều loại phụ kiện khác nữa, thường là những tầng lớp thượng lưu hoặc có nghề nghiệp nào đó. Gương mặt chị em thường được trang điểm rất đậm, môi kẻ trái tim, phong thái nhẹ nhàng.
Trang phục Kimono có ý nghĩa gì?
Mặc dù không ít ý kiến nói về sự hình thành và phát triển của kimono từ rất lâu đời. Trải qua quá trình chuyển biến, những bộ trang phục này đã sớm trở thành một biểu tượng của người Nhật. Hơn nữa, mỗi một bộ trang phục kimono cũng là một tác phẩm nghệ thuật vô cùng tuyệt vời.
Mặc dù không được thịnh hành như ngày xưa thế nhưng những bộ trang phục của người kimono vẫn có quy cách truyền thống nhất định nhất là kiểu dáng. Để có thể chọn được sản phẩm phù hợp nhất sẽ phải đòi hỏi có kiến thức về kích thước, kiểu dáng, tuổi tác, tình trạng hôn nhân cũng như tầm quan trọng của bữa tiệc hay nghi lễ.
Bộ FuriT
FuriT hay Furisode chính là một kiểu trang phục kimono dành cho những người còn độc thân, chưa kết hôn mặc trong các nghi lễ quan trọng. Hoặc những người thân của cô dâu chưa kết hôn cũng có thể diện trang phục này.
Hōmongi
Hōmongi là bộ trang phục thiết kế dành cho những người phụ nữ đã có gia đình hoặc chưa kết hôn cũng có thể diện. Thông thường, loại trang phục này thường diện cho những bạn bè của cô dâu hay chị em mặc cho những bữa tiệc quan trọng.
Iromuji
Iromuji chính là bộ kimono được thiết kế dành riêng cho chị em mặc trong các nghi lễ trà. Loại trang phục này sẽ dành cho chị em kết hôn hoặc chưa kết hôn.
Tomesode
Tomesode là loại trang phục dành cho những người đã có chồng mặc trong tiệc cưới của người thân.
Kurotomesode
Kurotomesode là lại trang phục dành cho hai mẹ của cô dâu và chú rể. Hai bà thông gia sẽ diện bộ kimono này trong lễ cưới của hai con mình.
Kimono Tsukesage
Tsukesage chính là trang phục dành cho các bữa tiệc không phải nghi lễ sang trọng và chỉ những chị em đã có chồng mới diện bộ này. Nhưng chị em còn độc thân chưa kết hôn sẽ không mặc bộ trang phục này.
Uchikake
Uchikake là một loại trang phục thể hiện sự trang trọng và thường sẽ là các cô dâu Nhật Bản diện bộ này. Hoăc những người trong giới nghệ sĩ, ca sĩ, các MC sẽ diện ở trên sân khấu.
Xem thêm:
- Hanbok – Nét đẹp truyền thống đến từ xứ sở kim chi
- Quần ống rộng mặc với áo gì? Tìm hiểu cách phối đồ đẳng cấp
Shiromaku
Shiromaku là bộ kimono màu trắng được thiết kế dành riêng cho những cô dâu trong lễ cưới của mình. Phụ kiện đi kèm trang phục này đó chính là băng vải trắng tsunokakushi choàng đầu.
Jūnihitoe
Jūnihitoe chính là loại trang phục có nhiều món phụ kiện rất phức tạp và chỉ mặc bởi tầng lớp quý tộc trong triều đình. Ngoài ra, bạn cùng sẽ thấy những bộ trang phục kimono này xuất hiện trên phim ảnh các khu du lịch hay các lễ hội mang tầm cỡ quốc gia. Những Hoàng Gia Nhật Bản cũng diện loại trang phục này trong những dịp quan trọng.
Mofuku
Mofuku là một trang phục kimono phổ biến dành cho cả nam và nữ giới đều có thể diện. Thường những bộ này sẽ mặc cho tất cả các nghi lễ, tiệc tùng và phù hợp với nhiều tầng lớp khác nhau.
Yukata
Yukata là trang phục không chính thức và chỉ mặc ở mùa hè dành cho cả nam giới, nữ giới mị lứa tuổi. Loại trang phục này thường được diện cho các dịp lễ hội đơn giản và bạn cũng có thể mặc ở nhà cho mọi thời điểm.
Bên cạnh hoàn cảnh, điều kiện và ý nghĩa của từng bộ trang phục và người dùng sẽ lựa chọn kimono dựa vào màu sắc hay thời tiết. Chẳng hạn màu xanh nhạt phù hợp với mùa xuân còn màu mát như tím nhạt hay xanh đen dùng cho mùa hè còn mùa đỏ, đen thích hợp với mùa đông. Mùa thu ưu tiên cho màu vàng đậm.
Bài viết đã cung cấp những thông tin chi tiết về cấu tạo, ý nghĩa của từng bộ trang phục Kimono Nhật Bản. Hy vọng những nội dung này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về truyền thống và văn hoá của người Nhật. Nếu bạn muốn được diện loại trang phục này và tham gia các lễ hội, hãy ghé thăm đất nước Hoa anh đào vào một ngày gần nhất nhé.