Lịch sử nước nhà trải qua hơn 4000 năm với biết bao thăng trầm nhưng cũng góp phần tạo nên sự đa dạng trong các nền văn hóa. Trang phục truyền thống Việt Nam chính là hiện thân cho nét đẹp đa dạng về văn hóa đó. Trải qua từng thời kỳ lịch sử sẽ có sự khác nhau về các trang phục này. Vậy để hiểu một cách tường tận và sâu sắc hơn, bạn hãy theo dõi bài viết nhé.
Trang phục truyền thống Việt Nam là gì?
Trang phục truyền thống Việt Nam là những loại quần áo, váy vóc đại diện cho quốc gia, dân tộc, địa phương hoặc cũng có thể là một thời kỳ lịch sử. Mặc trang phục truyền thống không chỉ thể hiện sự tự hào văn hóa dân tộc mà còn thể hiện tình yêu nước, đoàn kết của công dân.
Ở mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, khác nhau sẽ có nét đẹp riêng và cũng lựa chọn trang phục riêng để thể hiện trọn vẹn nhất nét đặc trưng đó và cũng là linh hồn dân tộc. Việt Nam là quốc gia đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử với nền văn hóa đậm đà bản sắc. Mỗi thời kỳ lịch sử đi qua, trang phục truyền thống đất Việt vẫn luôn được bao thế hệ nâng niu và giữ gìn cho đến tận bây giờ.
Trang phục truyền thống đất Việt qua các thời kỳ
Như đã nói, các bộ trang phục truyền thống của đất nước Việt Nam trải qua từng thời kỳ sẽ có sự thay đổi khác nhau. Điều này là do cách quy ước về trang phục trong từng thời kỳ cũng khác nhau.
Trang phục truyền thống thời vua Hùng Vương
Thời kỳ vua Hùng nổi bật với nền văn hóa Đông Sơn cùng hình ảnh Trống Đồng. Trang phục của người Việt thời kì bấy giờ luôn chung thành với những họa tiết, tiểu tiết đẹp với hình ảnh trống đồng, chim un thuộc. Nếu được tham quan tại các viện bảo tàng văn hóa, lịch sử, du khách sẽ dễ dàng thấy những họa tiết này trong trang phục dân tộc, khăn tay, trang sức.
Trang phục truyền thống Việt Nam thời kỳ Hùng Vương thường có hai kiểu. Một là kiểu áo có ống tay ngắn, cổ hình vuông khoe một phần hoặc toàn bộ phần vai và áo này thường kín đáo khi che được toàn bộ phần ngực. Kiểu thứ hai quyến rũ hơn một chút khi áo thường mặc vừa sát với người, có phần cổ cách điệu hình chữ V và khoét sâu xuống ngực.
Áo có thể được mặc bằng cách chui đầu hoặc có thể mặc áo bằng cách gài khuy. Ngoài ra, những chiếc áo luôn được trang trí bởi những họa tiết vô cùng đẹp và sống động, kết hợp với chân váy đen dài đến mắt cá chân, thể hiện rõ bản sắc thời bấy giờ. Nhìn những hình ảnh trang phục thời vua Hùng khá giống trang phục người Mường, Thái hiện nay.
Khi mặc trang phục, người phụ nữ thường kết hợp với dây thắt lưng bản to, có ba hàng trang trí quấn ngang bụng và một số đồ trang sức như dây chuyền hoặc vòng tay bản to bằng kim loại, đôi khi là mũ, bông tai đồng màu với trang phục.
Trang phục truyền thống thời kỳ nhà Lý
Triều đại nhà Lý có lịch sử hình thành, phát triển thịnh vượng, phồn vinh nhất trong thời kỳ phong kiến. Vua thời kỳ nhà Lý đã đưa ra các quy định nghiêm ngặt về trang phục, nhằm thể hiện rõ sự khác nhau giữa các tầng lớp trong xã hội. Cổ phục thời kỳ này sử dụng chất liệu vải dệt của Đại Việt, với những chi tiết sắc sảo.
Hình ảnh thiên nhiên, hoa lá, vân mây được thể hiện trên thân áo, thể hiện sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên. Việc chất liệu vải được nâng cấp, cho thấy sự phát triển của nghề dệt may. Trang phục truyền thống Việt Nam thời kỳ nhà Lý toát lên vẻ đẹp thướt tha, mềm mại của người phụ nữ cùng tình dân dân tộc sâu sắc.
Trang phục truyền thống qua thời kỳ nhà Trần
Ở thời kỳ nhà Trần, do sự chiếm đóng của quân Mông Nguyên trong thời gian dài nên phong cách trang phục cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Trang phục thời kỳ này luôn cho thấy sự cứng rắn, vững mạnh, thể hiện rõ khí thế hào hùng, khí chất của một dân tộc, với điểm nhấn là phần yếm mặc bên trong, khoác bên ngoài là phần áo choàng khoét cổ áo sâu, phần ống tay rộng và dày.
Có một ít sự khác biệt trong trang phục nữ giới thời kỳ này trong những thế kỷ sau với phần cổ kín đáo hơn, ống tay áo gọn gàng và màu sắc, các họa tiết hoa văn trên áo cầu kỳ, bắt mắt và thu hút hơn. Trang phục cho nam giới tương tự như nữ giới nhưng cổ áo đứng hơn, họa tiết trang trí thể hiện sự cường tráng, mạnh mẽ. Họ có thể đeo thêm đai lưng khi mặc.
Trang phục truyền thống của Việt Nam thời kỳ nhà Lê
Thời kỳ nhà Lê là thời kỳ trang phục phát triển mạnh mẽ nhất. Các thiết kế ở thời kỳ này yêu cầu sự cầu kỳ cao hơn, và kiểu cách cũng trở nên đa dạng hơn, nhưng vẫn toát lên sự uyển chuyển, đoan trang của người phụ nữ. Các thiết kế trang phục nhìn tổng thể luôn có sự hài hòa giữa các màu sắc và được mặc bởi nhiều lớp áo choàng.
Thiết kế thời kỳ nhà Lê thường kín đáo với kiểu cổ tròn, phần ống tay gọn gàng. Áo tuy vậy vẫn không mất đi sự thướt tha qua từng lớp vải mềm màu cùng màu sắc bắt mắt. Trang phục thời kỳ này khá giống với của Trung Quốc, nên khá nhiều người không thích kiểu này.
Trang phục truyền thống thời kỳ Hậu Lê
Trang phục có sự đa dạng từ kiểu dáng, hoa văn, có sự cải tiến trong trang phục những vẫn giữ được nét đoan trang, kín đáo. Quốc phục của vua chúa thường mang màu sắc nổi bật, họa tiết được thêu rất kỳ công, tỉ mỉ với chất liệu lụa, gấm cao quý.
Trang phục của những gia đình quyền quý gồm lớp áo bên trong, chân váy dài và áo khoác dài được thêu thùa đẹp mắt, trang trí bên ngoài là mây, hoa lá cành, thiên nhiên.
Trang phục truyền thống thời kỳ nhà Nguyễn
Thời kỳ nhà Nguyễn có sự đa dạng trong trang phục truyền thống Việt Nam như áo đối khâm, áo tấc, áo viêm lĩnh, áo nhật bình, áo giao lĩnh. Áo của vua nhà Nguyễn và hoàng hậu là một bộ hồng bào được đính kim cương, đá quý, vàng bạc,… cùng họa tiết rồng, phượng được thêu tay 1 cách sắc sảo thể hiện sự uy nghi, quyền quý.
Thời kỳ này trang phục bị chi phối bởi phương Tây nhưng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống xưa. Những trang phục không thể thiếu như áo tứ thân với nón quai thao, áo dài yếm, áo bà ba,.. đã trở thành vẻ đẹp, kết tinh nền văn hóa lâu đời. Những kiểu áo dài cách tân cũng xuất hiện và rất được yêu thích, ưa chuộng.
Trang phục truyền thống Việt Nam thời đại mới
Có thể nói, những gì tinh túy và cao đẹp của con người Việt Nam luôn được thể hiện rõ nét nhất trong tà áo dài truyền thống. Đây là niềm tự hào của con người dân tộc mà còn cả bạn bè quốc tế.
Dù trải qua nhiều cuộc cải cách, cũng như biến động thì tà áo dài trở nên đẹp hoàn hảo hơn với phần xẻ tà đến eo, phần áo mặc vừa người kết với với quần lụa suông hoặc váy, khoe được đường eo gợi cảm, nét đẹp thanh tú, đằm thắm của người phụ nữ Việt Nam thời đại mới.
Áo dài được may với chất liệu cao quý như lụa tơ tằm hoặc một vài loại vải khác. Áo dài hiện nay đa dạng về màu sắc, kiểu dáng, họa tiết trang trí và nó được thiết kế dành cho mọi lứa tuổi. Người Việt Nam thường diện áo dài nhiều nhất là các dịp Tết với màu sắc bắt mắt, ngập tràn không khí xuân.
Có thể bạn quan tâm:
- Áo Tấc – Một trong những cổ phục độc đáo của dân tộc Việt
- Áo ngũ thân – Trang phục truyền thống của dân tộc Việt Nam
Trang phục truyền thống Việt Nam là niềm vinh hạnh, tự hào đối với con người dân tộc. Bài viết đã cung cấp những thông tin về trang phục truyền thống Việt, hy vọng bạn thích và luôn chọn chúng tôi để đón xem những bài viết tiếp.