Người dân tộc Thái sống rải rác ở nhiều vùng miền khác nhau và trang phục dân tộc Thái cũng được phân chia phù hợp với phong tục tập quán cũng như quan niệm thẩm mỹ. Hiện nay có hai dòng trang phục đặc trưng của dân tộc Thái trắng và Thái đen. Vậy điểm khác nhau giữa hai loại trang phục này là gì và có ý nghĩa cụ thể như thế nào?
Thông tin sơ lược về trang phục dân tộc Thái
Từ xa xưa, váy cóm đã trở thành những bộ đồ quen thuộc của những cô gái Thái và được họ khoác lên mình trong mỗi dịp lễ, Tết và thậm chí là mặc hàng ngày như thể hiện nét đẹp văn hoá của dân tộc. Tuy trông bên ngoài khác đơn giản nhưng để có thể tạo ra được một bộ váy cóm Thái là điều không hề đơn giản và tốn rất nhiều thời gian, công sức.
Trang phục đặc trưng của gái Thái gồm có áo, váy, xà tích, thắt lưng, khăn Piêu và một số các phụ kiện khác đi kèm. Thông tin chi tiết về các bộ phận cấu tạo nên bộ váy cóm được chia sẻ ở nội dung sau đây.
Áo cóm
Áo cóm gồm có 2 loại là áo ngắn tay và áo dài tay bởi dân tộc Thái được chia thành 2 loại nên trang phục cũng có phần khác biệt hơn. Mẫu áo ngắn tay là dành cho những cô gái trẻ trung và loại áo dài tay được sử dụng chủ yếu cho các phụ nữ trung niên. Cổ áo của người Thái trắng được may theo hình chữ V còn mẫu áo được may cổ ôm sát là của người Thái đen.
Áo được thiết kế theo kiểu ôm bó sát thân nhằm tôn lên vẻ đẹp cơ thể người con gái. Chất liệu vải tạo nên trang phục dân tộc Thái đặc trưng này khá đa dạng và các màu sắc phong phú, và vải ren hoặc vải từ cây bông là loại được sử dụng phổ biến nhất. Áo được thiết kế may ngắn tới eo và phần tay áo ngắn tới bắp tay, còn tay áo dài tới cổ tay.
Ngoài ra, áo cóm còn được may bổ sung thêm 2 đường cúc bướm chạy dọc ở giữa để tạo điểm nhấn đặc sắc cho trang phục. Các cúc áo này thường đường làm từ chất liệu inox hoặc bạc và đây chính là bộ phận quan trọng, thể hiện nét đặc trưng của áo Thái.
Váy cóm
Nếu đã nhắc tới trang phục của dân tộc Thái, không thể không nhắc tới chiếc váy đi kèm với áo cóm. Váy có màu đen với chiều rộng đường kính khoảng 50 – 60cm và chiều dài được thiết kế tùy thuộc vào chiều cao của từng người. Váy có 2 lớp với 1 lớp vải mỏng bên trong nhằm đảm bảo sự kín đáo cho cô gái Thái.
Thắt lưng
Váy phối với áo cóm chắc chắn không thể thiếu sự góp mặt của chiếc thắt lưng. Đây là một trong những vật dụng không thể thiếu trong bộ trang phục đặc trưng người Thái, giúp thắt chặt chiếc áo cóm được cuốn vào trong váy và tạo điểm nhấn cho bộ váy. Thắt lưng có màu xanh lá đậm và đôi khi có thể đơm thêm cúc để trông gọn gàng hơn.
Xà tích đặc trưng của trang phục dân tộc Thái
Xà tích là vật dụng được sử dụng để trang trí thêm cho bộ trang phục, thường được làm bằng bạc trắng, gồm 5 dây và được vòng qua eo từ 1 – 2 vòng. Nhiều người sử dụng kết hợp xà tích với kim băng bằng cách xỏ qua 2 vòng tròn ở đầu dây để treo lên cạp váy hoặc thắt lưng.
Khăn Piêu
Người dân tộc Thái còn có nét đặc trưng tiêu biểu với chiếc khăn Piêu, là vật dụng không thể thiếu đối với những cô gái Thái. Đây là vật dụng được thêu thùa rất tỉ mỉ, thể hiện sự khéo tay của người con gái Thái. Tuy vậy, hiện nay loại khăn này đã không còn phổ biến rộng rãi nữa và nhiều người có thể đi dự lễ, Tết mà không nhất thiết phải đội khăn Piêu.
Sự khác biệt trong trang phục dân tộc Thái
Trang phục của người dân tộc Thái thể hiện rõ sự cầu kỳ, tỉ mỉ của người may. Không chỉ còn là thứ mặc trên người hàng ngày nữa mà đây còn là niềm tự hào của từng người dân tộc Thái. Mỗi bộ trang phục của dân tộc Thái trắng và Thái đen đều thể hiện rõ nét đặc trưng và sự khác biệt cụ thể như sau:
Trang phục của gái Thái
Sự khác biệt dễ nhận thấy nhất của trang phục nữ giới dân tộc Thái chính là tại các lễ, hội. Đây là dịp để chị em có thể diện trên mình những bộ trang phục tự hào và xúng xính chơi lễ, phô bày sự xinh đẹp, dịu dàng hết nấc của mình.
Khi đó, phụ nữ Thái trắng thường sẽ diện trên mình những chiếc áo dài màu đen, là loại áo dài thụng thân thẳng, không lượn nách. Áo dài được trang trí bằng vải khít ở giữa phần thân với vải tua được phủ từ vai xuống tới ngực, nách áo theo 2 mảnh hoa văn và tuân theo bố cục tam giác. Các phụ nữ chưa chồng, tóc sẽ được búi sau gáy và người đã có chồng búi tóc trên đỉnh đầu.
Đối với phụ nữ Thái đen, họ mặc trang phục áo dài xẻ nách và chui đầu. Cách trang trí của loại áo dài này cũng đa dạng về mô-típ và màu sắc hơn so với người Thái trắng. Ngoài ra, phụ nữ Thái đen còn thường xuyên thêm các phụ kiện trang sức trên người như vòng tay, vòng cổ, xà tích, cúc bạc,… càng tôn thêm sự xinh đẹp.
Trang phục của nam giới dân tộc Thái
So với trang phục dân tộc Thái của nữ giới, trang phục của nam người Thái vô cùng đơn giản, không chứa đựng quá nhiều sắc thái đặc trưng của dân tộc và đồng thời cũng biến đổi nhanh hơn qua từng năm tháng. Trang phục của nam chỉ gồm các phần như áo, quần, thắt lưng và một số các loại khăn.
Áo của nam giới được chia thành 2 loại phổ biến là áo cánh dài và áo cánh ngắn. Loại áo cánh ngắn được may chủ yếu từ vải chàm, thiết kế theo kiểu xẻ ngực, cổ tròn và cánh tay có thể ngắn hoặc dài tùy sở thích. Phần khuy áo được làm từ đồng hoặc tết thành nút vải. Trên áo không thêm các hoa văn và cũng chỉ trong những dịp trang trọng mới thấy họ mặc loại trang phục này.
Ý nghĩa trang phục dân tộc Thái là gì?
Một bộ trang phục truyền thống của người Thái gồm các bộ phận cần thiết và có sự khác nhau giữa Thái đen và Thái trắng. Không chỉ sở hữu nước da trắng và gương mặt xinh đẹp, người Thái còn biết cách sử dụng trang phục dân tộc Thái một cách khéo léo để có thể tôn lên vẻ đẹp cơ thể một cách tế nhị và kín đáo. Mỗi một chi tiết trên trang phục đều có ý nghĩa riêng, cụ thể:
Ý nghĩa của áo cóm
Nếu áo cóm người Thái trắng có cổ hình tim thì áo cóm của người Thái đen lại có cổ cao. Áo cóm được thiết kế may theo 2 kiểu là ngắn tay và dài tay. Điều này được sử dụng để phân biệt người con gái Thái bởi những cô chưa chồng sẽ mặc áo cóm cộc tay còn áo dài tay là dành cho phụ nữ đã có tuổi.
Có thể bạn quan tâm:
- Trang phục truyền thống Việt Nam – Nét đẹp văn hóa dân tộc
- Áo Tấc – Một trong những cổ phục độc đáo của dân tộc Việt
Ý nghĩa hàng cúc áo
Cúc áo trên những chiếc áo cóm được thiết kế không chỉ đơn giản là áo cóm thông thường mà được làm bằng bạc và có hình con bướm. Hàng cúc được chia đối xứng từ trên xuống dưới với hàng bướm cái một bên và bướm đực một bên. Đây cũng là một cách để phân biệt người con gái Thái bởi gái chưa chồng sẽ mặc áo có cúc lẻ còn đã có chồng sẽ mặc áo có hàng cúc chẵn.
Có thể thấy, tuy trang phục dân tộc Thái có phần khác nhau giữa tộc người Thái trắng và Thái đen nhưng nhìn chung vẫn gồm các bộ phận cần thiết và đầy đủ. Không chỉ đơn giản và trang phục mặc hàng ngày, những bộ váy áo, quần áo của dân tộc Thái mang lại những ý nghĩa riêng và giúp họ thể hiện niềm tự hào đặc trưng của dân tộc một cách vô cùng khéo léo.