Khác với vải sợi tổng hợp. Vải lụa là loại vải được dệt từ sợi tơ tằm tự nhiên. Sợi tự nhiên không thể được làm bằng các cách công nghiệp hoặc tổng hợp. Vải thường được dệt thủ công bằng tay hoàn toàn. Vì thế, quy trình sản xuất vải lụa tơ tằm cũng yêu cầu độ tỉ mỉ và nhiều công sức hơn.
Để ra được vải tơ lụa tốt, việc đầu tiên đó là chọn được giống tằm tốt, phù hợp. Cùng với đó kết hợp với điều kiện tự nhiên, nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng thì tằm mới cho kén có sợi tơ bền chắc, dai và óng đẹp. Cùng mình tìm hiểu chi tiết quy trình sản xuất vải lụa tơ tằm từ bước nuôi tằm chuẩn bị nguyên liệu, đến giai đoạn ra thành phẩm là tấm lụa mịn mượt nhẹ bay.
Quy trình sản xuất vải lụa tơ tằm tự nhiên
1. Giai đoạn đoạn chăn tằm dâu (nuôi tằm)
Tằm là tên gọi từ xa xưa của loài sâu bướm chuyên ăn lá dâu tằm. Sâu ăn lá dâu tằm này cho loại tơ tốt nhất chuyên để dệt lụa nên được nhân giống và sử dụng từ hàng nghìn năm trước. Người xưa gọi giống sâu này là Tằm để phân biệt với các loài sâu ăn lá hại khác.
Trong sản xuất tơ lụa, loại lá dâu dùng để nuôi tằm phải là loại lá trồng ở các vùng đất có lớp đất màu mỡ. Cây dâu được chăm sạch bằng phân bón hữu cơ và nước mưa và trồng ở các vùng có khí hậu trong lành, chưa bị ô nhiễm.
Tằm được nuôi bằng lá dâu trong khoảng từ 23- 25 ngày thì nhả tơ. Tằm ăn rất khỏe, nên cần lượng lá dâu lớn trong suốt quá trình chuẩn bị để nhả kén. Tằm trong quá trình này được chia thành các giai đoạn khác nhau. Dễ biết nhất đó là giai đoạn “ăn rỗi”. Dân gian có câu ví von “Ăn như tằm ăn rỗi” đó cũng là chỉ giai đoạn tằm ăn khỏe nhất, nhanh nhất và mạnh nhất. Sau giai đoạn này tằm sẽ ngừng ăn và bắt đầu nhả tơ đóng kén.
2. Giai đoạn tằm nhả tơ tạo kén
Giai đoạn này cũng như nhiều loài sâu bướm khác. Tằm sẽ tìm cho mình một nơi khô ráo để nhả tơ tạo kén.
Sau khi Tằm đến thời gian tạo kén, người nuôi sẽ bắt Tằm đặt lên một chiếc né riêng. Trong suốt 48h, tằm liên tục nhả sợi protein (từ nước bọt) quanh mình và cuộn tròn trong đó Tằm sẽ nhả tơ và nằm im trong kén khoảng 7 ngày. Lượng tơ tằm nhả ra có thể lên đến 1 Kilomet. Sau khi nhả tơ xong con tằm nằm trong kén để hóa thành nhộng. Đây là thời điểm thích hợp nhất để thu hoạch kén tằm cho giai đoạn tiếp theo.
Giai đoạn ươm tơ – Quy trình sản xuất vải lụa
Đây là giai đoạn cần ước lượng thời gian kỹ lưỡng trong quy trình sản xuất vải lụa. Ươm tơ là việc kéo sợi tơ từ tổ kén thành sợi tơ tằm. Trong khoảng 5 ngày kể từ khi tằm kết thúc nhả tơ, cần ươm hết tơ. Nếu chậm, nhộng sẽ biến thành con ngài, con ngài cắn kén chui ra khiến tơ bị đứt thì kén đó coi như bỏ.
Ươm tơ là quá trình bóc tách những sợi tơ ra khỏi kén để tiến hành se sợi. Để làm điều này người dệt lụa sẽ ngâm kén qua nước nóng để loại bỏ bớt chất keo gắn kết có trong kén tằm. Sau đó các sợi tơ sẽ được se lại thành các sợi chỉ tơ. Thông thường khoảng 10 sợi mối tơ từ 10 kén tằm sẽ được se (chập) lại với nhau để tạo ra sợi chỉ tơ bền chắc hơn. Lúc này ta đã có sợi chỉ tơ lụa sẵn sàng để dệt.
Giai đoạn dệt lụa
Bước dệt là khâu quan trọng quyết định chất lượng của thước lụa. Đây là giai đoạn ghép nối những sợi tơ thành tấm lụa. Mật độ các sợi tơ dày mỏng cũng khiến tấm lụa có độ dày mỏng và chất lượng khác nhau. Đơn vị để đo độ dày của vải lụa là Momme. Lụa còn có một số kiểu dệt phổ biến như Satin, dệt trơn, Plain weave, twill, gấm Jacquard.. Sợi tơ tằm có thể kết hợp với các sợi vải khác như lanh, đũi, linen, cotton.. và cho các dòng vải lụa khác nhau như lụa linen, lụa cotton, lụa đũi…Về cơ bản, các sợi tơ sẽ được dệt vuông góc với nhau. Sợi dọc sẽ chạy lên và xuống, sợi ngang sẽ được chạy ngang qua.
Mặc dù trong thời điểm hiện tại, máy móc giúp dệt lụa nhanh hơn và ít lỗi hơn. Nhưng vải dệt thủ công có những nét riêng đặc biệt mà công nghiệp hóa không thể có được. Đặc biệt, tấm vải lụa được dệt thủ công từ những nghệ nhân lâu năm càng quý vì cho độ tinh xảo và độc đáo riêng biệt.
Giai đoạn nhuộm màu
Vải lụa tơ tằm tự nhiên sau khi dệt có màu trắng sữa của sợi tơ. Để có màu sắc đẹp và đa dạng, ta phải đến công đoạn nhuộm màu.
Các làng lụa nổi tiếng như Nha Xá, Vạn Phúc hay Mã Châu vào các thế kỷ trước vẫn còn sử dụng phương pháp nhuộm màu tự nhiên từ thảo mộc. Đó là các loại cây cỏ, các loại cỏ khô được sơ chế cho ra các loại màu sắc khác nhau. Phương pháp này mỗi làng nghề lại khác nhau nên người mua hàng cũng có thể phân biệt giữa các làng nghề.
Nhưng ngày nay với công nghệ nhuộm màu tổng hợp đem lại cho lụa những màu sắc, hoa văn đa dạng. Chất nhuộm tổng hợp có màu sắc nổi bật, sáng hơn hẳn nên được người tiêu dùng ưa thích.
Trên đây là Quy trình sản xuất vải lụa. Tuy nhiên màu nhuộm tổng hợp lại thường gây kích ứng da, dễ phai màu. Hiện nay một số làng nghề đang có những xưởng dệt tiên phong cho phong trào quay lại với nhiên nhiên. Cách nhuộm tự nhiên mang lại sản phẩm thân thiện với làn da người sử dụng, tuy vậy giá thành thường cao hơn nhuộm tổng hợp.