Chất liệu vải cotton đã không còn xa lạ với nhiều người. Hiện nay, ứng dụng của vải cotton đã có mặt vào hầu hết chất liệu trang phục của đại đa số mọi người. Tuy nhiên, hiểu rõ về vải cotton thì không phải ai cũng biết. Mình sẽ giúp cho bạn có cái nhìn tổng quan nhất về phân loại vải cotton qua bài viết dưới đây. Bạn hãy tham khảo nhé!
1. Vải cotton là gì?
Một nguyên liệu vải phổ biến nhưng những thông tin này chắc hẳn bạn chưa biết. Cùng nhau tìm hiểu vải cotton là gì và những thông tin hữu ích liên quan đến vải cotton ngay dưới đây.
1.1 Khái niệm về vải cotton
Vải cotton là gì? Vải cotton được biết đến là loại vải sợi tự nhiên với nguyên liệu chính là sợi bông hoặc pha trộn với các loại sợi khác. Qua vài quy trình sản xuất thì sẽ được loại vải cotton mà ta vẫn thấy hiện nay.
Vải cotton và những điều bạn chưa biết
Chất liệu này có đặc tính dễ thấm hút mồ hôi của mình cùng với sự chống mài mòn theo thời gian đã được rất nhiều người ưa chuộng khi chọn chất liệu trang phục. Đặc biệt, loại vải rất dễ nhuộm màu theo nhu cầu cần thiết. Hầu hết những sản phẩm chúng ta sử dụng hiện nay đều có ít nhất một sản phẩm làm bằng chất liệu cotton.
1.2 Nguồn gốc của chất liệu vải cotton
Như mọi người cũng biết, trồng bông dệt vải có mặt hầu hết ở các quốc gia. Ngày xưa, với nguyên liệu thô sơ cùng những phương pháp thủ công ông cha ta đã dệt nên những tấm vải đầu tiên để may thành quần áo.
Vải cotton có nguồn gốc từ đâu?
Trải qua nhiều thời kỳ phát triển. Cho đến ngày nay, với công nghệ hiện đại đã giúp cho nghề dệt vải có những bước tiến bộ vượt bậc so với thời kỳ trước. Những sợi bông được sử lý qua quá trình xử lý hóa chất đã tăng được độ bền. Đồng thời đã cải thiện được sự mục, mốc của vải trong quá trình sử dụng. Cho ra một chất liệu vải cotton được sử dụng rộng rãi.
1.3 Quy trình sản xuất chất vải cotton
Để có được thành phẩm là vải cotton chất lượng người ta đã tiến hành qua nhiều bước khác nhau để đạt được thành phẩm như mong muốn.
Thu hoạch xơ bông và phân loại
Bông sẽ được thu hoạch vào những tháng cuối cùng trong năm. Vào độ khoảng tháng 11 đến tháng 12 những vụ mùa bông sẽ được nông dân thu hoạch và chia làm 3 đợt như sau:
- Đợt 1: Tiến hành thu hoạch những quả bỏ ở dưới góc đã nở.
- Đợt 2: Thu hoạch đợt 2 sau 1 – 15 ngày, hái những quả bông nằm ở phần thân giữa của cây.
- Đợt 3: Thu hoạch hết những quả bông đã nở ở phần ngọn cây.
Khâu tuyển chọn là một phần để đảm bảo chất lượng một cách tuyệt đối. Những phần xơ bông sẽ được phân loại, lựa chọn những xơ bông đạt ưu cầu nhất để đến với công đoạn tiếp theo.
Những xơ bông này sẽ được phơi khô và bảo quản nơi khô ráo thoáng mát để xơ bông không lẫn với những tạp chất khác.
Tiến hành tinh chế xơ bông
Bông sau khi được phơi thật khô sẽ được đem đi tiến hành tinh chế xơ bông đây là một khâu quan trọng nhất trong quá trình sản xuất. Tinh chế xơ bông sẽ giúp cho những tạp chất cho trong xơ bông được loại bỏ hoàn toàn, giúp bông đạt được độ sạch nhất.
Sau đó bông sẽ được chuyển đến nhà máy để xé ra, giúp tách xơ mà vẫn đảm bảo là không làm ảnh hưởng đến chất lượng các xơ đơn.
Công đoạn cuối cùng trong bước này đó chính là xơ bông sẽ được đưa vào lò để nấu và lọc lại nhiều lần để loại bỏ các tạp chất như: Nitơ, Pectin, các Axit hữu cơ hoặc màu thiên nhiên cho đến khi chỉ còn xơ bông tinh chất.
Xơ bông được kéo sợi
Hòa tan và kéo sợi
Cotton được thành hình từ quá trình như sau: bông sau tinh chế sẽ được hòa tan với một dung dịch đặc biệt và tạo thành một hỗn hợp, từ hỗn hợp này sẽ được nhà máy kéo sợi và ép để có thể thành sợi cotton.
Dệt vải
Sau đó, quá trình xử lý hóa học sẽ được diễn ra. Trong quá trình này những sợi ngang, dọc sẽ được dệt thành những tấm vải hoàn chỉnh. Cũng trong quá trình này, những tấm vải sẽ được làm bóng để giúp sợi cotton có thể trương nở. Việc này sẽ giúp cho những tấm vải có khả năng thấm nước cao hơn. Tẩy trắng màu vải tự nhiên và mang đến công đoạn tiếp theo.
Nhuộm vải
Công đoạn cuối cùng cũng là công đoạn giúp cho vải cotton bắt mắt hơn đó chính là nhuộm vải. Vải sẽ được nhuộm trong những hóa chất có màu riêng biệt và được giặt đi giặt lại nhiều lần để đạt được độ sạch nhất, loại bỏ hết những các hợp chất, sợi vải vụn, bẩn còn bám trên mặt vải.
Giai đoạn wash vải nhằm mục đích làm mềm vải, tăng độ bền, chống co rút, ra màu,… và đây cũng là công đoạn cuối cùng. Sau một quá trình dài sản xuất ta sẽ được những tấm vải cotton mềm mịn và đạt chuẩn.
2. Ưu và nhược điểm của chất vải cotton
Mọi sản phẩm đều có ưu, nhược điểm khác nhau và vải cotton cũng thế. Dưới đây là những ưu, nhược điểm mà bạn nên biết.
2.1 Ưu điểm
- Với độ thấm hút cao sẽ tạo cảm giác thoải mái, thoáng mát khi mặc
- Giá thành rẻ so với những loại có vải có trên thị trường
- Độ bền cao, dễ dàng giặt khô, có thể dùng nhiều loại chất giặt rửa khác nhau.
Vải cotton có độ thấm hút cao
2.2 Nhược điểm
Đối với loại vải cotton 100% có giá thành khá đắt, khó tiếp cận được với nhiều đối tượng có nhu cầu. Để giải quyết vấn đề này, những loại vải sợi pha được ra đời, đáng nói đến đó chính là vải pha sợi Spandex. Loại vải này sẽ mềm hơn một chút so với vải thông thường và giá cả thành không quá cao.
3. Các loại vải cotton trên thị trường hiện nay
3.1 Cotton USA
Được ứng dụng nhiều trong việc may đồ lót, kể cả đồ lót cho trẻ em, những sản phẩm làm từ vải cotton USA được biết đến với độ thông thoáng cao cùng với khả năng thấm hút tốt. Vải cotton USA có kết cấu dai và dài. Loại vải có đầy đủ những ưu điểm mà loại vải cotton truyền thống mang lại.
Vải cotton USA thường dùng may đồ lót
3.2 Cotton poly
Cotton poly là một loại sợi tổng hợp từ được pha chế từ poly. Tùy vào những nhà sản xuất khác nhau thì tỉ lệ này sẽ có sự thay đổi. Tỷ lệ cotton nhiều hơn poly sẽ cho ra loại vải mềm hơn và mang lại cảm giác thoáng mát cao.
Cotton Poly có giá thành rẻ
Ưu điểm nổi bật của cotton poly có thể nói đến như: giá thành rẻ hơn, trọng lượng nhẹ hơn, độ bền cao hơn, khả năng co giãn cực cao cũng như tuổi thọ đặc biệt bền vững với môi trường sống xung quanh.
3.3 Cotton satin
Được dệt theo kiểu satin, loại vải này có thể xem là loại cotton giống với loại truyền thống nhất. Việc dệt kiểu satin sẽ giúp cho cotton satin mang những đặc điểm vượt trội như độ thông thoáng, mềm mịn và thêm vào đó là độ láng bóng giúp cho vải trở nên mới lạ hơn.
Cotton Satin có độ bóng loáng cao
Chuyên dùng để sản xuất vỏ chăn ga gối đệm. Những sản phẩm làm từ cotton satin sẽ mang một độ bền cao, thoải mái giặt mà không lo sản phẩm bị nhăn, nhàu. Đáng phải nói đến đó chính là khả năng thấm hút đặc trưng phù hợp với làn da của mọi người.
3.4 Cotton lụa
Bạn muốn tìm một loại vải tạo nên khí chất nhưng còn ngại vấn đề giá cả thì hãy ưu tiên tham khảo ngay vải cotton lụa. Được pha chế từ sợi cotton và sợi tơ tằm thượng hạng sẽ cho ra loại vải giống với vải tơ tằm thuần túy nhưng giá lại rẻ hơn. Tỷ lệ thường thấy cho loại vải này đó là 90% cotton và 10% tơ tằm.
Vải làm từ sợi tơ tầm
3.5 Cotton borip
Cotton borip là loại vải không pha thêm bất kỳ loại chất nào khác. Vì vậy cotton borip sẽ có độ thoáng mát, mềm mịn, độ co dãn cao. Chất liệu này rất dễ tạo ra nhiều hoa văn, màu sắc đa dạng. Thường người ta sẽ sử dụng cotton borip cho việc may mặc quần áo trẻ em.
Borip thường dùng cho đồ trẻ em
3.6 Cotton spandex
Cotton spandex là một loại vải có khả năng co dãn tốt và màu sắc cực kì đa dạng. Được pha từ cotton và sợi spandex giúp cho loại vải này có khả năng thấm hút tốt, độ bền cao và khả năng kháng khuẩn. Khi đốt vải cháy có mùi tương tự như giấy cháy, đây là một đặc điểm giúp mọi người có thể phân loại được vải cotton spandex.
Cotton Spandex có màu sắc đa dạng
3.7 Cotton nhung
Nói đến nhung chắc chắn chúng ta sẽ nghĩ ngay đến cảm giác mềm mại. Loại vải cotton nhung được biết đến là một loại vải như thế. Sự mềm mịn, mát, ít nhăn, xù sẽ là một trong những ưu điểm mà mọi người cân nhắc khi lựa chọn loại vải này. Được sử dụng trong mùa hè là chủ yếu bởi tính điều chỉnh thân nhiệt giúp cho người mặc có cảm giác thoáng mát. Tuy nhiên, giá thành cao khiến loại vải này được ít người sử dụng.
Cảm giác mềm mại khi sờ cotton nhung
3.8 Cotton Ai Cập
Một loại vải xuất xứ từ nước Ai Cập xa xôi. Được biết đến là loại vải cao cấp nhất với sự óng ả, mềm mượt, có thể sử dụng trong mọi loại thời tiết mà không lo bị nóng và gây khó chịu.
Cotton Ai Cập. Cotton chất lượng cao
Những sản phẩm được tạo nên từ vải cotton Ai Cập sẽ có sự tinh tế khác nhau mà không phải loại vải nào cũng có thể mang đến được. Không bị co vải và phai màu khi giặt sẽ là một điểm cộng lớn cho cotton Ai Cập.
3.9 Cotton 100%
Cotton 100% được biết đến với giá thành cao. Giá thành cao lại mang luôn mang đến những ưu điểm vượt trội. Không pha thêm bất cứ hóa chất nào giúp cho cotton 100% có được sự thấm hút mồ hôi, sự thoáng mát rất phù hợp trong thời tiết nước ta.
Áo thun từ vải cotton 100%
3.10 Cotton 65/35 (CVC)
Giống như tên gọi của nó, loại vải này có tỉ lệ cotton và PE lần lượt là 65% và 35%. Sự kết hợp của 2 loại sợi này sẽ khiến cho vải có độ bền cao, co dãn và thấm hút mồ hôi tốt khi sử dụng.
Chất vải hay dùng cho áo thun
3.11 Cotton 35/65 (Tixi/Tici)
Tỉ lệ 65% cotton và 35% PE, ngược lại hoàn toàn so với loại vừa nêu trên. Tỉ lệ này giúp cho chất liệu được mềm hơn. Tuy nhiên, cotton 35/65 vẫn mang những ưu điểm có ở các loại cotton truyền thống.
Vải tici là gì?
4. Bảng màu vải cotton
Để nói về màu sắc thì có thể nói vải cotton có hầu hết các màu cho mọi người có thể lựa chọn. Bảng màu đa dạng sẽ giúp cho việc lựa chọn trở nên dễ dàng hơn giúp cho ra những mẫu mã bắt mắt. Dưới đây là hai bảng màu đặc trưng của vải cotton.
Bảng màu cotton 2 chiều
Bảng màu vải cotton 4 chiều
5. Cách nhận biết vải cotton
Thị trường với nhiều loại vải khác nhau gây khó khăn trong việc nhận biết. Vậy làm sao để phân biệt vải cotton một cách dễ dàng?
5.1 Nhận biết vải cotton bằng giác quan
Vải thun chuẩn Cotton: Khi quan sát ta sẽ thấy vải cotton rất dễ bị gấp nếp. Khi vò dễ tạo ra nếp nhăn. Dùng tay sờ vào sẽ cảm thấy mềm mịn, có độ rũ nhất định và cảm giác không lạnh như những loại vải đã được pha với những loại sợi khác.
Nhận biết bằng cảm giác
Vải thun pha: Khi các bạn vò sẽ không gây nhàu vải. Nhìn bề ngoài khá bóng đẹp, tạo cảm giác vải sẽ mang lại độ bền cao.
5.2 Nhận biết vải cotton bằng phương pháp nhiệt học
Vải 100% Cotton: Vải cotton 100% khi bạn đốt một mẫu nhỏ lên, sẽ nhìn thấy vải cháy có ngọn lửa hồng, khói bốc lên màu xám. Sau khi cháy xong không để lại chất nhựa thì đó chính là vải cotton.
Nhận biết cotton bằng nhiệt
Vải pha Cotton: Bởi vì được pha với poly nên khi cháy vải sẽ bốc lên mùi nhựa giúp ta có thể dễ dàng nhận biết được. Khi mùi nhựa càng nồng thì tỉ lệ pha trong vải càng cao. Sau khi cháy xong sẽ để lại một phần vải bị vón cục đó chính là tỉ lệ pha trong vải.
5.3 Nhận biết vải cotton qua khả năng thấm nước
Vải 100% Cotton: Vải có tốc độ thấm nước khá nhanh và thấm hầu hết trên toàn bộ mặt vải.
Vải pha PE: Độ thấm nước chậm và có phần loang lổ khi thấm. Bởi vì có tính chất poly nên sẽ hạn chế khả năng thấm nước.
Khả năng chống thấm nước
6. Giá bán các loại vải cotton
Với nhiều dòng vải khác nhau thì sẽ có sự chênh lệch giá thành. Nhưng đa số sẽ dừng lại ở mức giá 5-10k/kg.
Xem giá của vải cotton
Giá bán có thể thay đổi theo tính chất mùa vụ nên thường sẽ không cố định. Bạn có thể đến nhiều cửa hàng vải khác nhau để tham khảo giá cả cho phù hợp.
7. Ứng dụng của chất liệu vải cotton
Những ứng dụng của vải cotton mà bạn nên biết.
7.1 Sản xuất quần áo thời trang
Vải cotton ứng dụng trong lĩnh vực thời trang khá nhiều. Đặc biệt, trong ngành sản xuất đồ lót đều sử dụng loại vải này. Những đặc tính như mềm mịn, thoáng khí, tạo cảm giác thoải mái khi mặc là ưu điểm hoàn hảo để cho ra những mẫu đồ lót chất lượng.
Thời trang vải cotton
Ngoài ra trong ngành đồ thể thao, đồ tập gym,… cũng sử dụng loại này rất nhiều. Những ông lớn trong ngành thời trang có thể nói đến như Adidas, Nike,… đều ưa chuộng loại vải này. Việc chọn vải cotton giúp cho những mẫu đồ tập tăng thêm chất lượng.
7.2 Sản xuất chăn ga gối
Những mẫu chăn ga gối đều chọn vải với tiêu chí thoáng mát và mềm mịn những đặc tính chỉ có ở vải cotton. Rất được ưa chuộng trong ngành này không chỉ với những đặc tính đó mà còn ở việc cotton rất dễ pha màu, dễ tạo nên những hoa văn, họa tiết bắt mắt.
Chất liệu thường thấy ở chăn ga gối
8. Hướng dẫn giặt và bảo quản vải cotton dễ dàng tại nhà
Bạn có thể áp dụng những cách sau đây để giúp mình có thể giữ những sản phẩm từ vải cotton lâu, bền nhất.
Không nên ngâm vải quá lâu trong xà phòng
Không chỉ vải cotton nói riêng mà những loại vải khác nói chung đều như vậy. Việc ngâm quá lâu trong xà phòng dễ bị những chất tẩy có trong xà phòng làm bạc màu áo, những hoa văn in cũng có thể bị bong tróc theo thời gian.
Phân loại vải trước khi giặc
Những mẫu có màu trắng thường rất dễ bị dính màu của những mẫu có màu sắc khác trong quá trình giặc. Để tránh đáng kể vấn đề này xảy ra, nên tách hai phần đồ này ra để giúp cho việc giặc trở nên thuận lợi hơn.
Cách bảo quản đúng của cotton
Phơi tại nơi khô thoáng
Sự tác động nhiệt cao dễ khiến vải cotton bị co rút lại. Vì vậy, khi phơi chú ý tránh phơi dưới ánh nắng trực tiếp sẽ làm giảm tuổi thọ cũng như độ bền của vải. Ngoài ra, ánh nắng như vậy cũng dễ khiến vải bị phai màu nhanh hơn.
Những thông tin trên đây mà MÌNH mang lại với hy vọng giúp cho bạn có thêm nhiều thông tin, kiến thức về loại vải cotton này hơn. Giúp bạn phân biệt các loại vải, cũng như ưu nhược điểm giúp bạn thuận lợi hơn trong việc lựa chọn vải cho mình