Vải lụa có lẽ đã quá quen thuộc với chúng ta, là một trong những chất liệu vải cao cấp được ưa chuộng nhiều nhất hiện nay. Tính chất của vải lụa có nguồn gốc từ những sợi tơ tự nhiên với độ bóng, sáng, độ bền cao. Cùng với đó là bề dày lịch sử kinh doanh lâu đời trên khắp năm châu không chỉ trong lĩnh vực thời trang mà còn phục vụ cho kinh doanh chăn ga gối đệm.
Lụa là biểu tượng của sự sang trọng bởi chi phí cao để sản xuất, tạo cảm giác mềm mại và thanh lịch. Chính vì vậy, vải lụa là một trong những loại vải được sử dụng phổ biến trong những thiết kế thời trang cao cấp. Để biết vải lụa có những đặc điểm nổi bật gì, tham khảo bài viết sau đây.
1. Đặc điểm của vải lụa
• Vải lụa là gì?
Vải lụa tên tiếng Anh là “Silk Fabric” đây là loại vải cao cấp mịn, mỏng được dệt từ các sợi tơ tự nhiên. Các sợi tơ được lấy từ quá trình tạo kén của loài côn trùng như bướm, tằm, hoặc loài nhện… Vải lụa tốt nhất được dệt từ tơ tằm. Đặc trưng cho sự dịu dàng, nhẹ nhàng khi được làm từ những sợi tơ tự nhiên quý hiếm của những con tằm, tạo nên sự mềm mại và sang trọng cho người sử dụng.
• Tính chất của vải lụa
tính chất của vải lụa vật lý
Sợi tơ lụa có mặt cắt ngang hình dạng lăng kính tam giác với các góc tròn. Vì vậy ánh sáng có thể rọi vào ở nhiều góc độ khác nhau khiến sợi tơ có vẻ óng ánh tự nhiên, tạo nên vẻ đẹp thẩm mỹ quan trọng của loại vải này.
Bề mặt vải lụa mềm, mịn và mượt, sờ vào thấy mát tay không giống như các loại vải dệt từ sợi nhân tạo, đó chính là điểm đặc trưng của vải lụa.
tính chất của vải lụa hóa học
Khả năng giữ nước: 11%
Vải lụa có độ dẫn điện và dẫn nhiệt kém.
Tơ lụa sẽ không bền khi phơi nhiều dưới nắng gắt. Rất dễ bị sâu bọ xâm nhập khi để bẩn.
Tan trong sulphuric acid nhưng không tan trong mineral acid.
Dễ bị đổi màu vàng bởi mồ hôi.
tính chất của vải lụa cơ học
Tơ lụa là một trong những sợi tự nhiên chắc nhất, tuy nhiên khi ướt độ chắc giảm còn 20%.
Độ co giãn của vải lụa khá kém.
Độ dài của tơ tằm chỉ sau các loại sợi hoá học, nó là sợ tơ dài hơn bất cứ loại tơ thiên nhiên nào.
• Ưu điểm của vải lụa
Vải lụa có ưu điểm nhẹ, bền và cách nhiệt. Trang phục bằng lụa tơ tằm vừa nhẹ, vừa bền, có màu sáng bóng tự nhiên, khi mặc vào mùa hè cho ta cảm giác thoáng mát, mùa đông thì sẽ có cảm giác ấm áp vì lụa dẫn nhiệt kém làm cho người mặc ấm hơn.
Tính hút ẩm của vải lụa rất cao, nó có thể hút tới 30 – 35% hơi nước (trong khi đó, sợi nylon chỉ có thể hút khoảng 5%). Vì vậy các bạn sẽ rất an tâm khi sử dụng vải lụa, nó sẽ đảm bảo tốt nhất cho sự hoạt động bình thường của da (sự thoát mồ hôi).
Tính chịu nóng của vải lụa cũng khá cao, khi gia nhiệt tới 110 độ C thì bề ngoài của nó không thay đổi.
Đặc biệt, vì được làm từ các sợi tự nhiên nên vải lụa không bao giờ gây kích ứng da khi mặc.
• Nhược điểm của vải lụa
Trong quá trình nuôi tằm rất dễ bị côn trùng, mọt cắn.
Khi gặp mồ hôi rất dễ bị ố vàng.
Có nguồn gốc từ tự nhiên nên rất khó nhuộm màu.
Ngoài ra, độ đàn hồi của vải lụa không được tốt như một số chất liệu vải khác. Theo nghiên cứu mới nhất, vải lụa chỉ có thể kéo dài nhất được khoảng 1/7 độ dài của vải.
Bên cạnh đó, cách bảo quản vải lụa khó hơn, tỉ mỉ hơn với những loại vải khác. Thêm vào đó, giá thành vải cũng cao hơn.
• Ứng dụng của vải lụa
Hiện nay vải lụa được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống như:
Sản xuất quần áo: Trang phục bằng vải lụa vô cùng giá trị và đặc biệt được yêu thích trong những ngày nắng nóng, khó chịu vì khả năng thấm hút mồ hôi tuyệt vời.
Sản xuất các đồ trang trí: Không thể phủ nhận về tính thẩm mỹ mà vải lụa mang lại, nên nó được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực sản xuất đồ trang trí nội thất như màn, hoặc rèm cửa.
Sản xuất chăn ga gối đệm: Các sản phẩm chăn ga gối đệm từ chất liệu vải lụa luôn có giá trị cao và giá thành cao hơn so với mặt bằng chung, thế nhưng chất lượng mà chúng có được lại rất tuyệt vời, thương hiệu chăn ga gối đệm Elan đã tích cực ứng dụng vải lụa vào các bộ sản phẩm của mình.
Trên đây là thông tin về các tính chất của vải lụa. Hy vọng qua bài viết này bạn đã có nhiều thông tin thú vị về loại vải này..,