Áo ngũ thân, loại trang phục mang nhiều ý nghĩa nhân văn và giá trị văn hoá. Tuy nhiên, với sự phát triển của xã hội hiện nay, những chiếc nào này đang dần bị mờ nhạt. Bài viết sẽ bật mí cho bạn đọc toàn bộ những thông tin chi tiết về dòng áo này nhé.
Đôi nét về áo ngũ thân
Áo ngũ thân là một loại trang phục có hai thân trước kết hợp hai thân sau và một thân nằm phía trong thân trước với tổng cộng 5 thân áo. Những chiếc áo dài ngày nay có nguồn gốc từ những chiếc áo dài ngũ thân từ thời chúa Nguyễn. Ở thời đại này, có hai loại áo dài ngũ thân cơ bản đó là:
- Áo Tấc: Đay là loại áo được phối với quần dài có thân tay phụng, á lễ che thân từ cổ mà qua đến đầu gối. Loại áo này cả nam và nữ có thể mặc, có hình dạng cổ đứng, cài cúc phía bên phải và thiết kế 5 mảnh vải để chắp lên tà áo.
- Áo tay chẽn: Loại áo này cũng giống với áo tấc thế nhưng phần ống tay lại được may kiểu hẹp và hai thân trước áo dài qua đầu gối từ 4 đến 7cm.
Nhìn chung áo ngũ thân của nam và nữ đều như nhau, chỉ khác nhau ở phần cổ áo nữ sẽ thấp hơn nam, ống tay áo nữ hẹp hơn và thân áo nam cũng dài hơn bởi nữ giới thường có thân hình nhỏ hơn. Cả hai áo đều thiết kế 5 cúc, chạy theo vạt bên trái và xuống eo.
Thiết kế áo ngũ thân với hai lớp một lớp bên ngoài và một lớp lót ở trong tạo nên sự kín đáo, gọn gàng và thoải mái nhất. Với thiết kế tinh tế, tỉ mỉ áo có công năng cao cho người đàn ông phong thái oai phong, chững chạc. Còn với chị em lại tôn dáng, thể hiện sự kín đáo, duyên dáng và che đi những khuyết điểm. Để có thể thiết kế và may được chiếc áo này sẽ tốn rất nhiều công nên giá thành có phần cao hơn những chiếc áo dài thông thường.
Áo ngũ thân mang ý nghĩa gì?
Tên gọi áo dài ngũ thân không chỉ xuất phát từ cấu tạo mà nó còn mang ý nghĩa cao cả. Theo người xưa kể lại rằng thân áo dài này thể hiện cho đạo lý cao đẹp của con người, “tứ thân phụ mẫu” chính là hình ảnh tượng trưng của 4 thân phía trước, còn thân bên trong chính là tượng trung cho người con.
Ý nghĩa nhân văn
Áo ngũ thân được thiết kế với 5 nút là tượng trưng cho nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Vì thế, khoác trên mình chiếc áo dài ngũ thân tức là khoác lên mình sự chân chính, lễ nghĩa, đạo lý làm người chính trực không được làm những điều trái lương tâm và đạo đức.
Ý nghĩa giá trị
Bên cạnh ý nghĩa nhân văn cao cả, mỗi chiếc áo ngũ thân còn mang ý nghĩa về giá trị. Từ việc thiết kế, may mặc nhất là những chiếc áo dài nam đều thể hiện sự kín đáo, chững chạc, khiêm nhường và tinh tế. Tất cả điều này thể hiện ở kỹ thuật may, ghép các chi tiết, hoa văn, đường kim phẳng, nhỏ đều rất tỉ mỉ và công phu.
Góc độ mỹ thuật
Về tính mỹ thuật, những đặc điểm cấu tạo hình tà, tay áo, khuy được thiết kế tỉ mỉ, kỹ lưỡng thích hợp với công năng sử dụng và mang tính thẩm mỹ cao. Công đoạn định hình của tà áo là một trong những khâu phức tạp đòi hỏi nhiều kinh nghiệm chuyên môn của người thợ may, cũng chính công đoạn này sẽ quyết định nên nét đẹp xấu của chiếc áo.
Đặc biệt nhà thiết kế cò thiết kế nên một chiếc khăn quấn màu đen hình chữ Nhân hoặc Nhất, phía sau quấn chặt để giữ búi tóc. Các quân khăn này thể hiện rằng tấm lòng nhân nghĩa trung hiếu luôn đặt lên trên tất cả. Những điều tốt đẹp nhất sẽ phải được đặt lên hàng đầu không để tiền bạc, danh vọng lấn át.
Tuy nhiên, trải qua nhiều thăng trầm và biến cố, sự cải tiến liên tục trong ngành thời trang đã khiến mờ nhạt đi hình ảnh chiếc áo ngũ thân và không còn phổ biến như xưa. Hiện nay, chiếc áo này xuất hiện nhiều ở Huế bơi nơi đây có nhiều nghệ nhân và thợ may biết đến thiết kế và may một chiếc áo dài ngũ thân.
Cũng chính điều này mà hình ảnh chiếc áo dài ngũ thân đang được quan tâm phần nào. Nét đẹp trong văn hoá và tinh thần của người Việt được giữ mãi và lưu truyền.
Những điều thú vị về áo ngũ thân
Mặc dù nhiều người có biết đến hình ảnh chiếc áo ngũ thân thế nhưng lại không mấy ai hiểu rõ nguồn gốc xuất xứ hay nhưng thông tin về áo. Để hiểu rõ hơn về một kiệt tác nghệ thuật này cùng điểm qua những thông tin sau:
Ai là người khai sáng áo ngũ thân?
Trước khi dòng áo ngũ thân ra đời, người Việt đã sử dụng loại trang phục phổ biến là áo giao lĩnh với đặc trưng cổ chéo phía trước và áo viên lĩnh là cô tròn. Ngoài ra cũng có một số loại trang phục sử dụng lúc bấy giờ là áo tứ thân phủ tà cũng được nhiều người yêu thích.
Cho tới khi Nguyễn Phúc Khoát là người đã sáng lập ra cái tên áo ngũ thân lập lĩnh có khuy cài và hình cổ đứng. Loại áo này che kín toàn bộ thân hình không để hở bất cứ chỗ nào tạo nên sự kín đáo và chững chạc, trưởng thành.
Tổng cộng có 4 vạt áo tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu và một vạt thứ 5 nằm bên trong tượng trưng cho người mặc áo là con. Thân áo được khép kín nhờ thiết kế 5 nút khuy tượng trưng cho ngũ thường. Hơn thế , ở giữa chiếc áo luôn có một đường may gọi là đường phùng đạo thể hiện nam tử hán đại trượng phu nên sống theo đạo lý chính trực và gìn giữ tinh hoa, đạo nghĩa trên cõi đời.
Kinh đô của áo dài ngũ thân
Nguyễn Phúc Khoát lên ngôi ở phỉ Chính Xuân thuộc cố đô Huế vào năm 1744 đã thực hiện nhiều chính sách trong đó có cải cách. Áo dài cũng nằm trong kế hoạch cải cách của ông, một chiếc áo dài bình thường đã trở thành một loại trang phục phổ biến tại Huế.
Những năm tháng về sau, áo ngũ thân đã được vua Minh mạng khai thác và phát triển để trở thành một trang phục phổ biến trong cả nước cả hai miền Nam Bắc. Và Cố đô Huế vẫn chính là Kinh đô Áo dài của Việt Nam cho tới tận ngày nay.
Áo ngũ thân có sử dụng đi làm được không?
Bạn thường thấy mọi người hay diện chiếc áo ngũ thân trong các dịp lễ tết hay một sự kiện quan trọng nào đó. Tuy nhiên, để lưu giữ nét đẹp trong truyền thống và văn hoá con người Việt, chiếc áo dài đang được khuyến khích sử dụng và mặc đi làm cho cả nam và nữ.
Theo đó, từ ngày 7/9/2020, tại Sở Văn Hoá Thể Thao tỉnh Thừa Thiên Huế đã quy định công chức nam sẽ mặc áo dài và đi làm vào ngày đầu tiên của mỗi tháng. Điều này cũng góp phần xây dựng nên nét đẹp văn hoá và nhớ về cội nguồn phát triển của dân tộc. Đồng thời cũng thể hiện lấy nhân, chính, lễ nghĩa đặt lên hàng đầu trong công việc.
Đối với nữ giới sẽ diện bộ trang phục áo dài ngũ thân vào hai ngày trên một tuần là thứ hai và thứ sáu.Chất liệu vải mát mẻ, dễ chịu, thiết kế theo kiểu dáng hiện đại nên nữ giới mặc áo dài thấy dễ chịu, duyên dáng, lịch sự và tôn lên vẻ đẹp công dung ngôn hạnh của phụ nữ Việt trong mọi thời đại.
Có thể bạn quan tâm:
- Quần baggy và tất tần tật về cách phối đồ chuẩn đẹp nhất
- Cách Đan len để tạo ra những món đồ handmade xinh đẹp
Như vậy, áo ngũ thân là một sản phẩm một kiệt tác nghệ thuật nên gìn giữ và phát huy. Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về loại áo này. Mong rằng bạn cũng có thể sắm ngay cho mình một chiếc áo để diện trong những dịp quan trọng nhé.