Một chất liệu được sử dụng thường xuyên trong đời sống hằng ngày là vải lụa. Khi nhắc tới loại chất liệu này mọi người thường nghĩ tới vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm cũng toát lên sự tinh tế và sang trọng. Do đó, loại vải này đang được ưa chuộng hàng đầu trong việc sản xuất may mặc, chăn ga gối đệm và nhiều vật phẩm trang trí khác.
Tìm hiểu vải lụa là gì?
Vải lụa là một chất liệu được dệt từ những loại tơ tự nhiên, loại vải này được xếp vào hàng cao cấp với bề mặt sáng mịn, có độ mỏng nhẹ nên rất thoải mái và êm ái khi sử dụng. Những sợi tơ dệt nên vải được lấy từ quá trình tạo kén của nhiều loài côn trùng chủ yếu là con tằm. Cũng chính loại vải lụa tơ tằm là được dệt tốt nhất và quý hiếm tạo ra những thớ vải mềm mại, mịn màng và sang trọng.
Cách đây khoảng 6000 năm TCN tai Trung Hoa đã bắt đầu nghề dệt lụa. Đây chính là một chất liệu thường sử dụng cho các vua chúa thời xưa và chúng cũng được phát triển phổ biến cho mọi tầng lớp trong xã hội ngày nay.
Tại Việt Nam, chất liệu vải này đã có từ đời vua Hùng thứ 6 khi mà huyện Ba Vì phát triển nghề chăn tằm ươm tơ. Với bề dày truyền thống, nghề dệt lụa ở nước ta luôn được bảo tồn và phát huy cho tới ngày nay. Những chất liệu vải lụa đang được sử dụng ngày một nhiều hơn trong các ngành và lĩnh vực.
Những tính chất cơ bản của vải lụa
Để có thể hiểu hơn về dòng sản phẩm này, bạn cần biết về những đặc tính nổi bật nhất sau đây:
Tính chất vật lý
Loại vải lụa là một chất liệu được dệt từ chất liệu tự nhiên thế nên phải nói độ bền bỉ của sản phẩm này là rất cao. Loại vải này có độ co giãn tương đối nên luôn tạo được sự thoải mái nhất định khi sử dụng. Đồng thời, sở hữu bề mặt mịn, mềm mượt, êm ái cho cảm giác nhẹ nhàng và dễ chịu.
Ngoài ra, một đặc điểm tự nhiên nữa của loại vải lụa đó là khi ánh sáng chiếu vào sẽ có các hiệu ứng óng ánh tự nhiên. Nhờ những nhận diện này mà nhiều người biết được đâu là lụa tự nhiên và lụa nhân tạo.
Tính chất hóa học
Bạn cũng có thể dễ dàng nhận biết được sản phẩm vải lụa qua các đặc tính tự nhiên bởi khả năng giữ nước sẽ rất cao lên đến 11%. Chất liệu vải không tan trong nước nhưng nếu thường xuyên tiếp xúc với nước sẽ giảm đi độ bền của sản phẩm.
Bên cạnh đó, loại vải lụa này cũng dễ bị sâu bọ phá hoại nếu không được cất giữ cẩn thận và ở nơi an toàn. Loại vải này cũng dễ dàng phân huỷ tự nhiên theo thời gian.
Vải lụa có ưu nhược điểm gì?
Nhằm đánh giá tính ứng dụng của sản phẩm này, hãy điểm qua những ưu nhược điểm của loại vải này như sau:
Ưu điểm
- Trang phục được làm bằng chất lụa sẽ vừa nhẹ, bền lại có hiệu ứng sáng bóng tự nhiên.
- Loại chất liệu này có ưu điểm vượt trội đó chính là mùa hè mặc cực mát nhưng mùa đông lại dễ dàng sưởi ấm cơ thể.
- Loại chất liệu này có thể hút ẩm cao, với khả năng 30 đến 35% hơi nước.
- Tính chịu nóng cũng cao nếu gia nhiệt ở nhiệt độ cao cũng không có gì thay đổi.
- Sản phẩm không bao giờ gây nên tình trạng kích ứng cho da khi mặc nên đảm bảo an toàn cho mọi làn da kể cả da em bé.
- Chất liệu tự phân huỷ nên thân thiện với môi trường.
Nhược điểm của vải lụa
Bên cạnh những ưu điểm, chất liệu lụa còn có hạn chế nhất định như sau:
- Mức giá cao hơn so với nhiều loại chất liệu khác.
- Độ co giãn thấp nên đôi khi sẽ gây khó khăn khi sử dụng.
- Thường dễ bị hư hỏng nếu bảo quản sai cách.
- Dễ bị côn trùng phá hỏng
Quy trình sản xuất vải lụa
Để tạo nên những thước vải lụa chất lượng, đảm bảo quy trình sản xuất phải trai qua từng trình tự sản xuất như sau:
Nuôi tằm
Thời điểm mùa xuân và mùa thu sẽ thích hợp nhất cho việc chăm sóc tằm. Bởi lúc này khí hậu mát mẻ, thuận tiện cho việc sinh sôi nảy nở của tằm. Trong khoảng thời gian từ 23 đến 25 ngày sẽ là lúc tằm nở đến khi nhả tơ và chúng sẽ có 4 lần lột xác với 5 độ tuổi.
Thức ăn của những con tằm là lá dâu, thường trồng ở vùng đất sạch để đảm bảo chất lượng tơ tốt nhất cơ thể. Tằm là một loại sâu bọ có thể ăn liên tục trong 3 tuần để có được một thân hình tối đa và sau đó sẽ tạo thành phẩm nhả tơ hình thành kén.
Quá trình nhả kén
Những người nuôi tằm sẽ dùng né của cây đay để có thể tạo nên 5 lớp hình vuông có thoát khí giúp tằm nhả kén. Ban đầu cúng chỉ nhà kén để bảo vệ cơ thể ở bên ngoài môi trường, sau đó chúng sẽ liên tục di chuyển để nhả tơ và có sợi chiều dài khoảng 1000km quấn xung quanh kén.
Tiến hành ươm tơ
Đối với công đoạn này sẽ diễn ra nhanh chóng chỉ khoảng 5 ngày nahwfm hạn chế con tằm nở thành con và chui ra ngoài sẽ rất khó se tơ.Bắt đầu ươm tơ, chất sericin tan ở nhiệt độ sôi để từ đó xác định được mối tơ và se sợi sẽ bắt đầu từ đây.
Bắt đầu dệt lụa
Chất lượng tơ sẽ phụ thuộc vào nhiều chất liệu khác nhau thế nên cũng có cách dệt lụa không giống nhau nhằm tạo nên độ dày mỏng của vải. Và từng loại vải cũng yêu cầu độ dày mỏng khác nhau để có tính ứng dụng cao.
Nhuộm vải lụa
Để tạo nên thành phẩm, tùy vào từng mục đích sử dụng mà vải được nhuộm thành nhiều màu khác nhau với các hoa văn chi tiết độc đáo phục vụ khách hàng. Trước khi tiến hành nhuộm màu, chất liệu vải sẽ được ngâm vào nước nóng nhằm loại bỏ vết bẩn và những chất keo dính trên mặt vải lụa.
Vải lụa gồm những loại nào?
Tùy vào từng chất liệu tạo nên vải lụa mà dòng sản phẩm này được phân thành nhiều loại khác nhau. Cụ thể, bạn có thể lựa chọn một số loại vải sau:
Vải lụa cotton
Lụa cotton sẽ có đặc điểm nổi bật với vẻ ngoài sáng bóng, khả năng chống tĩnh điện cao. Loại vải này sẽ thích hợp với nhiều điều kiện và môi trường khác nhau và khi giặt cũng sẽ không bị nhăn.
Vải lụa tơ tằm
Đây là sản phẩm vải lụa cao cấp nhất được ứng dụng nhiều trong ngành thời trang may mặc cao cấp phục vụ cho tầng lớp thượng lưu. Màu sắc của loại lụa này thường đơn giản, hoa văn giản dị và mang tính truyền thống cao.
Vải lụa gấm
Nhờ vào việc kết tinh của hai chất liệu cao cấp là lụa và gấm thế nên loại vải này thường rất dày, mềm mịn và da dạng màu sắc. Những hoạ tiết sang trọng và được sử dụng nhiều cho các yến tiệc, lễ hội sang trọng hoặc sản xuất chăn ga gối đệm cao cấp.
Vải lụa satin
Lụa satin cũng là dòng lụa được làm bằng tơ tằm, thế nhưng lại có áp dụng thêm kỹ thuật dệt vân nên tạo nên sự liên kết chặt chẽ giữa các sợi. CŨng vì thế, loại vải này có độ bóng mịn, bền bỉ theo thời gian và mức giá của loại vải này cũng cao hơn.
Có thể bạn quan tâm:
- Vải lụa và quy trình sản xuất và các loại lụa phổ biến
- Vải Cotton – Chất liệu phổ biến đang được ứng dụng rộng rãi
Vải chất liệu lụa cát
Đây là dòng vải mềm, mỏng, được sử dụng nhiều trong thiết kế áo dài. Điểm nổi bật nhất đó chính là bề mặt vải hơi nhám và khi cọ nhẹ giống như có hạt cát chuyển động, loại vải này có giá thành tương đối rẻ.
Những thông tin bài viết chia sẻ đã giúp bạn đọc nắm được sản phẩm vải lụa. Đây là một loại chất liệu quý hiếm và đang được ứng dụng rộng rãi trong đời sống.